xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn cho lao động nữ

M.Đức- H.Quang

So với công ước quốc tế, chính sách BHXH, BHYT cho phụ nữ Việt Nam được đánh giá là phù hợp, không những vậy còn có điểm tiến bộ so với nhiều nước trên thế giới như: thời gian nghỉ thai sản dài, tỉ lệ hưởng tương đối cao...

Xung quanh nội dung này phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Đàm Thị Vân Thoa - Trưởng ban Chính sách - Luật pháp (Trung ương Hội LHPN Việt Nam) về chính sách BHXH, BHYT đối với nữ giới ở nước ta.

Phóng viên: Bà đánh giá thế nào về các quy định liên quan bảo đảm an sinh xã hội cho lao động nữ, nhất là chính sách BHXH, BHYT ở nước ta hiện nay?

Bà Đàm Thị Vân Thoa: Bảo đảm quyền an sinh xã hội cho người dân là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Hiến pháp 2013 đã quy định: "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội". Trong những năm qua, chính sách an sinh xã hội của nước ta, đặc biệt là BHXH, BHYT từng bước được hoàn thiện, tạo cơ hội cho nhiều người dân tham gia, thụ hưởng...

So với công ước quốc tế, chính sách BHXH, BHYT cho phụ nữ Việt Nam được đánh giá là phù hợp, không những vậy còn có điểm tiến bộ so với nhiều nước trên thế giới như: Thời gian nghỉ thai sản dài, tỉ lệ hưởng tương đối cao...

Đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn cho lao động nữ - Ảnh 1.

Chính sách BHXH, BHYT cho phụ nữ có điểm tiến bộ so với nhiều nước

Nhìn ở góc độ giới, một số quy định trong pháp luật về BHXH đã tính đến các đặc thù về giới như: Giảm thời gian đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn để được hưởng lương hưu; quy định chế độ nghỉ thai sản đối với nam giới khi vợ sinh con; chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ…

Những chính sách nêu trên cơ bản giúp lao động nữ ổn định cuộc sống, được đảm bảo về sức khỏe, có cơ hội phát triển nghề nghiệp, thực hiện tốt vai trò trong gia đình và xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tuy vậy, vẫn còn một số quy định hạn chế sự tham gia của lao động nữ, cũng như gia tăng bất bình đẳng trong thụ hưởng chính sách.

Ví dụ, theo quy định của Luật BHXH 2014, để được hưởng lương hưu, NLĐ cần đáp ứng đồng thời hai điều kiện, đó là đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Như vậy, thời gian đóng BHXH dài dẫn đến NLĐ khó đáp ứng được thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Bên cạnh đó, chế độ hưởng giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có sự khác biệt đã nảy sinh tâm lý so sánh, khó thu hút NLĐ tham gia. Với lao động nữ nông thôn, khu vực phi chính thức khó có cơ hội được hưởng bất kỳ chính sách bảo vệ thai sản nào.

Ngoài ra, có nghiên cứu chỉ ra rằng, số lao động nữ dưới 35 tuổi rút BHXH một lần nhiều hơn nam giới với các lý do như phải chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già yếu - đồng nghĩa với điều đó là họ từ bỏ những quyền lợi hưu trí khi về già.

Để đảm bảo tốt hơn an sinh xã hội cho lao động nữ, cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT như thế nào?

Để tiếp tục bảo vệ tốt hơn quyền an sinh xã hội cho người dân, trong đó có lao động nữ, tôi có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, nhằm chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con và gia đình, bớt gánh nặng cho lao động nữ, cần nghiên cứu để có chế độ gia đình và trẻ em.

Bởi lẽ, việc chăm sóc con không chỉ dừng ở 6 tháng nghỉ thai sản, mà kéo dài nhiều năm sau đó. Việc hỗ trợ một khoản hằng tháng sẽ hỗ trợ NLĐ chăm sóc con tốt hơn, góp phần giảm tình trạng rút BHXH một lần. Đây cũng là chế độ duy nhất được quy định tại Công ước số 102 quy phạm tối thiểu an toàn xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhưng đang còn thiếu trong hệ thống chính sách của Việt Nam.

Thứ hai, cần nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ lao động nữ được bình đẳng trong thực hiện nguyên tắc BHXH, điều kiện hưởng lương hưu. Cụ thể là chính sách quy đổi thời gian chăm sóc gia đình và con nhỏ là thời gian tham gia BHXH theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 "công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập".

Thứ ba, tiếp tục có những giải pháp để phát triển hệ thống giáo dục mầm non, nhằm hỗ trợ lao động nữ di cư, lao động nữ trong các KCN, tăng cơ hội làm việc liên tục, không gián đoạn tham gia BHXH của lao động nữ.

Bên cạnh đó, có các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp giữa BHXH và các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác tuyên truyền, mở rộng diện bao phủ BHXH trong thời gian tới.

Đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn cho lao động nữ - Ảnh 2.

Theo dự thảo Luật BHXH sửa đổi, lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện khi sinh con được hưởng trợ cấp 2 triệu đồng cho một con mới sinh. Ảnh- HOÀNG TRIỀU

Hội LHPN Việt Nam đã có những giải pháp nào để đảm bảo tốt hơn an sinh xã hội cho các hội viên trong giai đoạn tới?

Với vai trò đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc tham gia đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em.

Thứ nhất, hội đang phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung tuyên truyền với các hình thức đa dạng, phù hợp dành cho các nhóm phụ nữ về BHXH, BHYT. Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thông mở rộng diện bao phủ BHXH giai đoạn 2022-2030 của Hội LHPN Việt Nam.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu, đề xuất, giám sát việc thực thi và tham gia góp ý, phản biện xã hội về chính sách an sinh xã hội dành cho phụ nữ, trẻ em. Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách chi trả BHYT cho chi phí tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung... nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm chi phí trong quá trình điều trị.

Đồng thời, đề xuất Đề án trình Chính phủ về hỗ trợ phụ nữ là lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ; nghiên cứu đề xuất chính sách thai sản cho phụ nữ, chính sách gia đình - trẻ em và các chính sách liên quan đến bình đẳng giới trong quá trình tham gia xây dựng Luật BHXH.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo