xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Đặc nhiệm" blouse trắng (*): Vượt qua nỗi sợ lớn hơn bị lây nhiễm

Vân Anh - Ngọc Dung - Trung Sơn

Nỗi sợ lớn hơn bản thân có thể nhiễm bệnh của đội ngũ y - bác sĩ là làm cách nào để điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân trong cùng một lúc

Là bác sĩ đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, chị Đỗ Thị Kim Oanh - 36 tuổi; bác sĩ Khoa Truyền nhiễm Trung tâm Y tế (TTYT) TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương - tâm sự dù nhiều năm làm trong lĩnh vực truyền nhiễm nhưng chị và các đồng nghiệp cũng rất hoang mang khi lần đầu tiên thấy 2 xe cấp cứu chở gần 30 bệnh nhân Covid-19 đến TTYT TP Chí Linh. Nỗi sợ lớn hơn bản thân mình có thể nhiễm bệnh là làm cách nào để điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân trong cùng một lúc.

Tìm được điểm neo an tâm

Sau khi ổn định tâm lý các đồng nghiệp, chị Oanh vẫn không thể quên được những cuộc điện thoại với bác sĩ Vũ Minh Điền của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, chuyên gia của Bộ Y tế.

Ngay khi có thông tin về ca dương tính tại TP Chí Linh, sáng 29-1, bác sĩ Vũ Minh Điền cùng đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đã đánh giá trực tiếp tình hình tại TP Chí Linh lúc đó. Bác sĩ Điền đã kết nối Zalo với bác sĩ Oanh trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại TTYT TP Chí Linh, hướng dẫn cho kíp điều trị có nguy cơ lây nhiễm cao, từ cách tiếp xúc bệnh nhân đến phương pháp điều trị, mặc và thay đồ bảo hộ, được hình ảnh hóa một cách rõ ràng.

"Được anh Điền hướng dẫn, cả kíp điều trị như tìm được điểm neo nên an tâm hơn" - bác sĩ Oanh bày tỏ.

Đặc nhiệm blouse trắng (*): Vượt qua nỗi sợ lớn hơn bị lây nhiễm - Ảnh 1.

Bác sĩ Vương Xuân Toàn (Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai) là một trong số ít những bác sĩ trẻ đã 2 lần chi viện cho “điểm nóng” dịch là Đà Nẵng và Hải Dương. Trong ảnh: Bác sĩ Toàn kiểm tra sức khỏe bệnh nhân Covid-19 trong phòng ICU (chăm sóc tích cực) Ảnh: TRUNG SƠN

Tất cả trải qua một đêm đầu tiên rất nhiều cảm xúc lẫn lộn, lo âu. Tiến hành xong việc lấy thông số, theo dõi các bệnh nhân cũng là lúc đồng hồ điểm 24 giờ. Nhiều người trong kíp trực của chị đành phải trải tấm lót dưới sàn nhà để ngủ lấy sức cho "cuộc chiến còn lâu dài". Những ngày sau, nhờ sự hướng dẫn của các chuyên gia từ Bộ Y tế, chị và các y - bác sĩ đã bớt căng thẳng hơn trong công việc.

"Gác niềm riêng sau màu áo blouse trắng"

Chị Oanh có 3 con nhỏ - cháu lớn học lớp 1, cháu nhỏ nhất chỉ mới 19 tháng tuổi. Ngày chị đi thực hiện nhiệm vụ, cả 3 cháu nhỏ được giao phó hoàn toàn cho ông bà ngoại. Chồng chị Oanh là cán bộ Phòng Hành chính - Tổ chức của TP Chí Linh cũng đang tất bật với nhiệm vụ tiếp ứng hậu cần cho toàn TP. Nỗi canh cánh trong lòng chị Oanh là bố chồng đang bị ung thư phổi diễn tiến nặng khiến 2 chân bị gãy. "Mình là con dâu mà không thể ra gánh vác cùng gia đình được. Bố đang điều trị ở Hà Nội còn gọi về động viên. Ngày đi học bác sĩ chuyên khoa, các thầy cô thường nói đôi khi phải "gác niềm riêng sau màu áo blouse trắng" nhưng tới tận bây giờ mình mới thấm" - chị Oanh tâm sự.

Mặc dù đã định ngày cưới nhưng vì lời kêu gọi cho tuyến đầu chống dịch, bác sĩ Đỗ Thị Băng Ngân (Bệnh viện Phổi Quảng Ninh) đã gác lại chuyện riêng, hoãn cưới và xung phong vào khu cách ly điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Với bác sĩ Ngân, Canh Tý là năm vô cùng đáng nhớ vì chị và bạn trai đã 3 lần hoãn cưới để vào điểm nóng chống dịch.

Bác sĩ Ngân kể đầu năm Canh Ty,́ chị đã có kế hoạch tổ chức đám cưới cùng bạn trai đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Thế nhưng, dịch bệnh bất ngờ bùng phát, không chút ngần ngại, chị lập tức tham gia công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Quảng Ninh. "Khi đó tôi cũng không xác định thời điểm nào sẽ về nhà, chỉ nghĩ là cùng đồng nghiệp đồng hành chống dịch đến khi nào các bệnh nhân khỏi bệnh mới rút quân. Khi hết thời gian cách ly thì đã là tháng 5-2020" - bác sĩ Ngân nhớ lại.

Sau khi đợt dịch đầu tiên được kiểm soát, còn chưa kịp lo toan chuyện cưới xin, đợt dịch mới tại Hải Dương (tháng 8-2020) lại bùng phát, bác sĩ Ngân tiếp tục tham gia công tác chống dịch, song lần này, chị không phải cách ly. Thế nhưng, chồng chưa cưới của chị ở Hải Dương và vì ổ dịch nhà hàng "Thế giới bò tươi" nên hai người không thể tổ chức đám cưới.

Chưa hết, một lần nữa, dịch bệnh lại ập tới vào đầu năm nay, tâm dịch lần này ở Quảng Ninh và Hải Dương, Bệnh viện Phổi nơi bác sĩ Ngân công tác trở thành cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Gác lại những niềm riêng, bác sĩ Ngân và chồng sắp cưới lại cùng nhau tham gia đi chống dịch, người vòng trong, người vòng ngoài.

"Tên con sẽ là Đại An"

Anh Lưu Văn Khanh (SN 1989; nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) là một trong những cán bộ y tế được giao nhiệm vụ cắm chốt y tế tại các khu cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao của tâm dịch Hải Dương.

Cả 3 đợt dịch bùng phát tại Hải Dương vừa qua, anh đều là người được điều động vào cuộc ngay từ những ngày đầu. Nhận được nhiệm vụ, anh Khanh chỉ kịp về nhà dặn vợ rồi lên đường. Trước khi đi, anh chỉ canh cánh nỗi lo người vợ đang mang thai hơn 8 tháng, rất cần có chồng bên cạnh đỡ đần để chào đón đứa con đầu lòng. Đại An là cái tên anh Khanh với vợ đã thống nhất đặt cho đứa con trai sắp chào đời của mình. "Vợ mang thai hơn 8 tháng thì tôi đã 3 lần phải đi công tác chống dịch. Đại An cũng là điều tôi và tất cả y - bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, người dân cả nước mong muốn lúc này. Tôi muốn đặt tên con như thế để sau này, mỗi lần được gọi, con sẽ biết trân quý khi là một huyết cầu của Tổ quốc trong cuộc chiến chống dịch Covid-19" - anh Khanh tâm sự. 

Đánh giá cao sự cống hiến

Đến thăm, động viên các y - bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (Bệnh viện dã chiến số 2), GS-TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, bày tỏ: "Tôi được biết có nhiều đồng chí đã gần 1 năm qua chưa về nhà, nhiều đồng chí phải gác lại việc riêng để chuyên tâm điều trị cho người bệnh Covid-19. Các đồng chí đã chấp nhận rủi ro để nhận khó khăn về mình. Chúng tôi rất cảm động, đánh giá cao sự hy sinh đó. Các y - bác sĩ chấp nhận thiệt thòi, rủi ro, hy sinh niềm vui sum vầy bên gia đình để mang lại niềm vui, sức khỏe cho người bệnh. Tôi thực sự trân quý những hành động, tinh thần của các nhân viên y tế".

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo