26/10/2021 08:06

Có thể tiêm trộn vắc-xin Vero Cell và Pfizer?

(NLĐO) - Một bạn đọc hỏi: Cách đây không lâu tôi có đọc được thông tin của 1 chuyên gia y tế ở TP HCM nói rằng trong một số trường hợp có thể tiêm trộn vắc-xin mũi 1 là Vero Cell và mũi 2 là Pfizer sau 1 tháng.

Xin phòng mạch online cho biết thông tin này có đúng không, có thể tiêm trộn 2 loại vắc-xin này hay không? Sau tiêm có ảnh hưởng gì không?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP HCM, kiêm Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) trả lời: Hiện nay, theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là có thể tiêm mũi 1 là vắc-xin Covid-19 AstraZeneca, mũi 2 là Pfizer. Hay mũi 1 là Moderna thì mũi 2 có thể là Pfizer và ngược lại. Đến thời điểm này không thấy WHO khuyến cáo tiêm trộn vắc-xin Vero cell và Pfizer.

Có thể tiêm trộn vắc-xin Vero Cell và Pfizer? - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân tại TP HCM (ảnh minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như: Hỏi – đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…

Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: phongmachonline@nld.com.vn

Có thể tiêm trộn vắc-xin Vero Cell và Pfizer? - Ảnh 3.
Liên Anh ghi

Tin liên quan

Viết bình luận

Giảm mỡ nhanh hơn 43% nhờ 2 tuần... ăn thêm những món này
28/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy một số loại "siêu trái cây" có thể giúp tốc độ oxy hóa chất béo khi vận động, tập luyện tăng thêm từ 19,7% đến 43,2%, giúp bạn giảm mỡ thần tốc.
Chán ăn tâm thần ở tuổi dậy thì
28/3/2023 548 1k
Chán ăn có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy
Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì có thể mang thai lại?
28/3/2023 548 1k
Bạn đọc NGUYỄN MINH NGUYỆT (30 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Cách đây 2 tháng em có mổ thai ngoài tử cung. Em muốn có thai trong năm nay, vậy xin bác sĩ tư vấn giúp khoảng bao lâu thì em có thể "thả" để mang thai lại?
Chi cho khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã còn thấp
28/3/2023 548 1k
Ngày 27-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo về định hướng phát triển cơ sở y tế trong tình hình mới, khu vực phía Bắc.
Bé trai nguy kịch sau cơn sốt bởi căn bệnh thường gặp

Bé trai nguy kịch sau cơn sốt bởi căn bệnh thường gặp

(NLĐO) – 3 ngày đầu, bé sốt và ho. Ngày thứ 4, bé lừ đừ, tay chân lạnh. Gia đình đưa bé từ Tiền Giang lên TP HCM nhập viện trong tình trạng nguy kịch: tổn thương gan, rối loạn đông máu, xuất...