xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện của bác sĩ Hoàng Quang Minh

Bài: Ng.Thuận

(NLĐO) - Suốt 15 năm làm nghề, bác sĩ Hoàng Quang Minh, 40 tuổi, Khoa Tim mạch, Bệnh viện FV không ngừng học hỏi, nghiên cứu khoa học để phục vụ việc khám chữa trị cho bệnh nhân.

Sinh ra và lớn lên ở TP HCM, từ năm lớp 11, bác sĩ Minh đã muốn học ngành y, anh yêu thích đến độ mỗi ngày phải đứng trước Trường ĐH Y dược TP HCM nhìn các anh chị sinh viên đi học. Đến khi thi ĐH, anh đã đậu vào trường như mong ước và tốt nghiệp bác sĩ vào năm 2007. Mang theo niềm đam mê với nghề, bác sĩ Minh bắt đầu sự nghiệp của mình ở Bệnh viện Tim Tâm Đức.

Chuyện của bác sĩ Hoàng Quang Minh - Ảnh 1.

Bác sĩ Hoàng Quang Minh, Khoa Tim mạch, Bệnh viện FV chúc mừng một bệnh nhân trước khi ông xuất viện khỏe mạnh. Ảnh: NVCC

Bác sĩ Minh kể, thời điểm còn là sinh viên, anh nhận thấy ngành tim mạch rất rộng, có thể nghiên cứu phát triển chuyên sâu hơn, ví dụ kỹ thuật can thiệp mạch vành có thể cứu sống bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính, hồi phục nhanh. Anh quyết định chọn chuyên ngành Tim mạch. Học càng lâu, anh càng phát hiện ra có rất nhiều thứ về tim mạch cần phải học, ngoài thăm khám lâm sàng hay đọc điện tâm đồ, ví dụ như bác sĩ tim mạch phải học và hiểu về siêu âm tim để có thể nhìn quả tim ở góc cạnh khác, nhiều thông tin hơn. Chính những điều này đã thu hút anh và quyết định trở thành bác sĩ tim mạch.

Khi mới vào bệnh viện làm việc, ca bệnh đầu tiên mà anh cùng tiếp nhận điều trị là bệnh nhân vừa bị nhồi máu cơ tim, vừa thủng tim với nguy cơ tử vong gần như 100%.

Tiếp đó là bệnh nhân bị hội chứng brugada (rối loạn điện sinh lý học tim bẩm sinh có thể gây ngất hoặc đột tử), những người thân khác trong gia đình bệnh nhân cũng tử vong vì căn bệnh di truyền này. Bệnh nhân tìm đến với bác sĩ với hy vọng tìm ra nguyên nhân để kéo dài sự sống. Các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân, tuy nhiên căn bệnh diễn biến quá nhanh khiến bệnh nhân tử vong. Bác sĩ Minh mất 6 tháng bị ám ảnh, sốc khi nhìn thấy quá nhiều bệnh nhân nặng mà mình không thể cứu sống tất cả, anh đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc vì mình quá nhỏ bé.

"Thầy của tôi đã đọc được suy nghĩ muốn buông bỏ trong mắt tôi. Ông giải toả, cỗ vũ và động viên tôi tiếp tục cố gắng. Cùng với đó hằng ngày thấy đồng nghiệp và bệnh nhân chiến đấu không ngừng nghỉ, tôi thấy có lỗi nên tự vực dậy tinh thần để bám trụ với nghề" - bác sĩ Minh chia sẻ.

Từ những ca bệnh khó càng thôi thúc anh học tập, nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh lý loạn nhịp tim, tìm cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân khác. Nhưng mãi đến năm 2017, khi anh đang công tác tại Bệnh viện Y dược TP HCM, được cử sang một trung tâm tim mạch ở Đài Loan (Trung Quốc) học tập, anh mới bén duyên với nghiên cứu khoa học và gắn bó đến bây giờ.

Trong quá trình học tập ở Đài Loan (Trung Quốc), bác sĩ Minh cùng đồng nghiệp đã thực hiện 4 bài báo cáo khoa học về rối loạn nhịp tim. Sau đó khi về Bệnh viện FV công tác, điều kiện nghiên cứu thuận lợi hơn, anh đã viết thêm nhiều bài báo cáo khoa học tham dự hội nghị ở Hàn Quốc, Singapore, Mỹ... Bác sĩ Minh đánh giá điều trị bệnh rối loạn nhịp tim ở Việt Nam trong 5 năm tiếp theo sẽ phát triển vượt bậc.

Chuyện của bác sĩ Hoàng Quang Minh - Ảnh 2.

Bác sĩ Hoàng Quang Minh trình bài bài báo cáo khoa học trong một hội nghị khoa học quốc tế. Ảnh: NVCC

Vừa nghiên cứu khoa học, vừa khám chữa bệnh nên thời gian của anh rất eo hẹp, có giai đoạn anh không ăn không ngủ để hoàn thành bài báo nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành công việc. Anh đã phải từ bỏ rất nhiều đề tài nghiên cứu vì không đủ thời gian.

"Nghiên cứu khoa học chưa bao giờ là đơn giản, dễ dàng, đặc biệt là đối với một bác sĩ. Mỗi khi làm một mặt bệnh, tôi phải dành thời gian gom góp từng ca bệnh, thu thập dữ liệu trong quá trình khám chữa trị để nghiên cứu, sau đó đi báo cáo ở các hội nghị quốc tế để được nhận xét và chia sẻ kinh nghiệm, trở về và tiếp tục nghiên cứu thêm về mặt bệnh đó" - bác sĩ Minh nói.

Tuy nhiên, anh cho rằng nghiên cứu khoa học hiện nay trong y học là rất cần thiết, bởi bệnh nhân rất cần những phương pháp điều trị chuyên sâu, có hiệu quả. Hơn nữa thông qua các bài báo cáo khoa học có thể chứng minh với thế giới y học của Việt Nam đang rất phát triển, có thể làm những ca khó.

"Nghiên cứu khoa học là cái để mình kiểm chứng lại những điều mình học đã làm tốt và làm đúng hay chưa. Nếu mình đã làm đúng thì hãy chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu mình sẽ tìm ra được những điều thiếu sót, từ đó khắc phục và mang đến cho bệnh nhân những phương pháp điều trị tốt nhất" - bác sĩ Minh bộc bạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo