17/10/2022 16:18

Chữa ung thư phổi không hóa trị

(NLĐO)-Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa và di căn có đột biến EGFR, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc ức chế thụ thể EGFR có hiệu quả điều trị hơn hẳn hóa trị

Trước đây, hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu và duy nhất cho giai đoạn muộn, giúp kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, tỉ lệ đáp ứng của hóa trị thấp, chỉ khoảng 25%, thời gian sống còn không bệnh tiến triển ngắn, khoảng 6 tháng.

Chữa ung thư phổi không hóa trị - Ảnh 1.

Các bác sĩ trao đổi thảo luận về nghiên cứu khoa học

Công bố tại một hội nghị khoa học y học ở TP HCM mới đây, các chuyên gia cho hay có một phương pháp điều trị những bệnh nhân này mà thời gian sống của người bệnh được kéo dài hơn so với hóa trị.

Theo BS Nguyễn Trần Anh Thư, Khoa Ung bướu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, ung thư phổi là một bệnh lý ác tính có tần suất mắc bệnh và tử suất hàng đầu thế giới. Việt Nam là nước có tỉ lệ ung thư phổi đứng thứ hai ở cả hai giới. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85%. Bệnh thường gặp ở nam giới, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Tuy nhiên, khi khảo sát nhóm ung thư phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR (+) tại bệnh viện, ghi nhận được tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 62 tuổi, khoảng 60% bệnh nhân trên 60 tuổi, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam, trong đó đa số bệnh nhân không hút thuốc lá (76,7%).

Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR (+) không hóa trị trên số bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho thấy thời gian sống của người bệnh được kéo dài hơn hóa trị.

"Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa và di căn có đột biến EGFR, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc ức chế thụ thể EGFR (còn gọi là thuốc TKI -thuốc nhắm trúng đích) có hiệu quả điều trị hơn hẳn hóa trị, giúp cải thiện chất lượng sống và thời gian sống còn. Khuyến cáo người bệnh nên thực hiện xét nghiệm đột biến gen EGFR trên mẫu mô hay mẫu huyết tương để có thể tiến hành điều trị thuốc phù hợp.", BS Anh Thư nhấn mạnh.

NGUYỄN THẠNH

Tin liên quan

Viết bình luận

Dịch COVID-19 hôm nay: Người khỏi bệnh tăng mạnh
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 27-3, Bộ Y tế cho biết đây là ngày có số người khỏi bệnh tăng cao nhất trong nhiều tháng qua, với 44 trường hợp. Hiện cả nước có 2 bệnh nhân nặng
Vụ trẻ 3 tuổi nghi bị ép sử dụng ma túy: 1 lần là đủ nghiện, hậu quả rất nặng nề
6 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Liên quan đến thông tin 1 bé trai 3 tuổi nghi bị ép sử dụng ma túy đá, các bác sĩ cho rằng nếu việc đó có thật, bé sẽ phải chịu những ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe, cả trước mắt và lâu dài.
Bé trai nguy kịch sau cơn sốt bởi căn bệnh thường gặp
7 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – 3 ngày đầu, bé sốt và ho. Ngày thứ 4, bé lừ đừ, tay chân lạnh. Gia đình đưa bé từ Tiền Giang lên TP HCM nhập viện trong tình trạng nguy kịch: tổn thương gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.
Căng thẳng kéo dài, người phụ nữ suýt chết vì "trái tim tan vỡ"
9 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Bệnh nhân G, 45 tuổi, ngụ Tây Ninh, nhập viện cấp cứu trong trình trạng nhồi máu cơ tim cấp sau đợt căng thẳng kéo dài dẫn tới cơn đau sau ức vùng thượng vị
Bé trai bị nhầm giới tính vì "vùng kín" bất thường

Bé trai bị nhầm giới tính vì "vùng kín" bất thường

(NLĐO) - Được đặt cái tên rất nữ tính khi chào đời nhưng càng lớn bé càng thể hiện những điều bất thường về tâm lý, giới tính, nhất là vùng kín không giống hoàn toàn bé gái