xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần làm gì khi mất dấu F0 của ca mắc Covid-19?

D.Thu

(NLĐO) - Ngoài hai ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha (TP HCM), nước ta đã ghi nhận thêm 3 bệnh nhân Covid-19 các số 237, 243 và 251 chưa xác định được nguồn lây bệnh Covid-19 hay còn gọi là mất dấu F0.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), cho biết thời gian qua đã có một số ca bệnh chưa xác định được nguồn lây như: Bệnh nhân 243 (Hà Nội), bệnh nhân 237 người Thụy Điển, bệnh nhân 251 (Hà Nam), ngoài những "ổ dịch" trước đó như Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha (TP HCM). Trước tình hình này Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 xác định đã có sự lây lan trong cộng đồng nhưng chưa lây lan lớn.

Cần làm gì khi mất dấu F0 của ca mắc Covid-19? - Ảnh 1.

Ca bệnh mất dấu F0 được coi như một ổ dịch Covid-19 - Ảnh: Ngô Nhung

"Khi dịch đã lây lan trong cộng đồng, có thể sẽ ghi nhận thêm những ca bệnh không xác định được nguồn lây hay còn gọi là mất dấu F0. Với tình huống này, chúng ta cũng cần tìm kiếm người tiếp xúc ca bệnh, khoanh vùng dập dịch để dịch không bùng phát, lây lan trên diện rộng. Cụ thể, xét nghiệm phát hiện những trường hợp liên quan đến ca bệnh Covid-19 mới phát hiện, tiến hành cách ly bệnh nhân, người tiếp xúc gần (F1) và thậm chí người tiếp xúc với người tiếp xúc (F2)"- PGS Phu lưu ý.

Theo PGS Trần Đắc Phu, trước đây phần lớn nguồn lây là ca bệnh nhập cảnh từ nước ngoài về, chúng ta đã phát hiện được những trường hợp ban đầu mắc Covid-19 và tìm những người có liên quan để khoanh vùng dập dịch. Đây là biện pháp tốt mà hiện nay chúng ta cũng vẫn triển khai. Nhưng trong thời điểm này, chúng ta đã có trường hợp lây lan ra cộng đồng nên rất khó phát hiện nguồn lây. Nếu cứ chăm chăm truy tìm F0 sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Do đó, việc ưu tiên khi phát hiện ca bệnh bị mất dấu F0 là phải tiến hành các biện pháp khoanh vùng, dập dịch đối với ca bệnh và coi đó như một ổ dịch.

Cũng theo PGS Phu, trong thời gian này, người dân cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. Đây là biện pháp để người bệnh không tiếp xúc với người lành và người lành không tiếp xúc với người bệnh. Trong một thời gian nhất định khoảng 14 ngày, mầm bệnh trong cơ thể người có bệnh không có khả năng lan truyền nữa sẽ giải quyết được việc dập dịch.

Theo các chuyên gia, căn cứ vào quy luật sinh học, thời gian ủ bệnh của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trung bình từ 5-6 ngày, tối đa là 14 ngày. Các nước trên thế giới ghi nhận những bệnh nhân thời gian ủ bệnh lâu hơn 14 ngày, điều đó có thể do quá trình điều tra dịch tễ chưa thực sự đúng. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đều khuyến cáo cần cách ly y tế 14 ngày. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cách ly y tế 14 ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo