15/04/2021 18:18

Cản được người mẹ tự tử vì con thoát chết nhưng nằm im một chỗ

(NLĐO) - Nghe bác sĩ thông báo con trai sẽ không thể hồi phục như trẻ bình thường vì di chứng viêm não Nhật Bản, người mẹ sốc nặng, trèo lên lan can định nhảy tự tử nhưng được ngăn cản kịp.

Câu chuyện này được TS-BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, kể ra tại tọa đàm "Viêm não Nhật Bản và viêm màng não mô cầu" do Hội Y học Dự phòng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Sanofi Việt Nam tổ chức tại TP HCM ngày 15-4, hưởng ứng Ngày viêm màng não thế giới (24-4).

Con của người mẹ này 9 tháng tuổi mắc viêm não Nhật Bản và đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Một tuần nằm viện mặc dù được các bác sĩ cứu sống nhưng em chỉ nằm im một chỗ.

Nghe bác sĩ thông báo con trai sẽ không thể hồi phục như trẻ bình thường vì di chứng "chậm phát triển nhận thức hậu viêm não Nhật Bản", người mẹ sốc nặng. Chị trèo lên lan can phòng bệnh của con định tự tử, song được ngăn cản kịp thời.

Cản được người mẹ tự tử vì con thoát chết nhưng nằm im một chỗ - Ảnh 1.

Hai chuyên gia tại buổi tọa đàm

Bác sĩ Hải cho biết viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của não, gây ra do vi rút viêm não Nhật Bản. Trâu, bò và lợn là ổ chứa vi rút. Bệnh lây truyền từ gia súc sang người qua đường trung gian muỗi đốt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh lưu hành quanh năm, đỉnh dịch là mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 8.

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản là nỗi "ám ảnh" của cả người dân và nhân viên y tế. Do bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi đó viêm màng não do não mô cầu thường có diễn tiến rất nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

Trước đây, hằng năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 500 đến 600 trẻ viêm não, trong đó, quá một nửa là trẻ mắc viêm não Nhật Bản. Đến nay, nhờ hiệu quả của tiêm chủng vắc- xin, tỉ lệ này giảm sâu, còn khoảng 30-50 ca viêm não Nhật Bản mỗi năm.

NGUYỄN THẠNH

Tin liên quan

Viết bình luận

Bệnh viện ở ĐBSCL thiếu nguồn máu cấp cứu
4 phút trước 548 1k
Từ nhiều tháng qua, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ phải xin khối hồng cầu từ nhiều đơn vị như: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM để cấp phát lại cho 74 bệnh viện trong khu vực ĐBSCL.
LƯU Ý: 5 bước tự phát hiện ung thư da
19 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Công thức "ABCDEs" được các bác sĩ Mỹ khuyến nghị trong bối cảnh ung thư da đã vươn lên trở thành một trong những dạng ung thư phổ biến nhất ở nước này.
Tháng 7 sẽ có thêm thuốc điều trị tay chân miệng
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã nhận được công văn của Sở Y tế TP HCM về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp
TP HCM: Xác định được tác nhân khiến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ
5/6/2023 548 1k
(NLĐO) – Theo số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Phát hiện bé gái 2 tuổi mắc bệnh than không rõ nguồn lây

Phát hiện bé gái 2 tuổi mắc bệnh than không rõ nguồn lây

(NLĐO) - Có biểu hiện sốt cao, nôn ói và có nốt tím trên da, khi nhập viện, bé gái 2 tuổi bị xác định mắc bệnh than