xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách đơn giản để xử trí cơn say cà phê

Anh Thư thực hiện

(NLĐO)- Tôi nhiều lần bị mệt khi ra ngoài cùng bạn bè, tôi đoán là do say cà phê. Mỗi lần vậy cả ngày tôi không làm việc nổi nữa. Say cà phê có nguy hiểm không và tôi nên làm sao để mau khỏi?

Bạn đọc Nguyễn Phương Như (32 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi có uống cà phê nhưng ít, thông thường chỉ 1 gói cà phê hòa tan vào buổi sáng, ngoài ra thỉnh thoảng có uống khi ra ngoài cùng bạn bè. Nhưng đã vài lần tôi bị mệt, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh… tôi đoán là do say cà phê vì những lần đó đều uống tại các quán có tiếng pha cà phê đậm, "chất". Tôi rất lo không biết có phải mình có bệnh nên hay say cà phê? Bị nhiều lần như thế thì có nguy hiểm cho sức khỏe không? Tôi nên làm gì để các cơn say cà phê mau khỏi, vì mỗi lần vậy tôi rất khó chịu, cả ngày không làm việc nổi nữa? Tôi có uống trà loãng lợi tiểu, mau khỏi, vậy có đúng không?

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:

Say cà phê có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, bồn chồn, tay chân run, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, tim đập mạnh và nhanh… Theo như bạn nói trong thư, bạn đúng là bị say cà phê.

Bạn không nên quá lo lắng vì thường say cà phê đơn giản là do cơ thể không thích ứng với caffein, nhất là ở người đang trẻ, khỏe như bạn. Đó chỉ là do cơ địa.

Người uống cà phê thường xuyên, thậm chí uống nhiều hơn bạn vẫn có thể bị say cà phê nếu như lỡ uống một lượng quá nhiều, trong thời gian ngắn. Đó là do cơ thể không kịp thích nghi với lượng caffein bỗng vượt quá cao so với mức tiêu thụ thường xuyên. Người không có thói quen uống cà phê mà uống một ly cà phê đậm đà cũng rất dễ say. Vì thế những lần sau, bạn nên chú ý hơn đến độ đậm và lượng cà phê mình uống.

Khi bị say cà phê, tốt nhất là uống bù nước và nghỉ ngơi. Chính sự mất nước do vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt lúc say cà phê làm bạn mệt thêm. Nghỉ ngơi giúp nhịp tim có cơ hội quân bình lại, sẽ bớt cảm giác bồn chồn, buồn nôn, run tay chân…

Ngoài ra, bạn nên xoa ấm bàn tay, bàn chân; day ấn một số huyệt như huyệt thái dương (hai bên trán), ấn đường (giữa trán), bách hội (đỉnh đầu), phong trì (phía sau cổ, chỗ hõm hai bên gáy, sát chân tóc).

Nếu nhịp tim bạn đập quá nhanh và mạnh, gây khó chịu, có thể pha nước chanh- gừng- đường. Pha ấm, uống chậm. Nước chanh- gừng- đường có tác dụng ổn định nhịp tim.

Tuyệt đối không nên chữa say cà phê bằng cách uống trà vì trà cũng chứa caffein, có thể khiến các triệu chứng khó chịu nặng thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo