29/01/2019 07:33

Ca mổ đặc biệt: Bệnh nhân vừa mổ não vừa hát Quốc ca

(NLĐO) - Lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam thực hiện thành công ca mổ u não bằng phương pháp phẫu thuật rất đặc biệt. Đó là trong lúc bác sĩ mổ, bệnh nhân hát Quốc ca và trò chuyện cùng bác sĩ.


Ca mổ đặc biệt: Bệnh nhân vừa mổ não vừa hát Quốc ca - Ảnh 1.

Lần đầu tiên các bác sĩ ở Việt Nam thực hiện mổ u não bằng phương pháp thức tỉnh - Ảnh: Kim Oanh

Chiều 28-1, PGS-TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh BV, cho biết lần đầu tiên ở Việt Nam, các bác sĩ đã thực hiện ca mổ u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh. Điểm đặc biệt của phương pháp ở chỗ trong khi bác sĩ cắt khối u não, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, trò chuyện và hát 2 bài theo đề nghị của bác sĩ.

Bệnh nhân là N.V.K. (nam, 36 tuổi, ở Hà Nội), bị u tế bào thần kinh đệm. 

Ca phẫu thuật đặc biệt cho bệnh nhân này diễn ra chiều 28-1 với sự trợ giúp của 2 chuyên gia đến từ Nhật Bản. "Trong 6 giờ diễn ra ca mổ, có gần 2 tiếng bệnh nhân tỉnh và nói chuyện với bác sĩ trong khi phẫu thuật viên đang thực hiện chính ca mổ cho bệnh nhân này. Khi bác sĩ mổ, bệnh nhân hát bài "Quốc ca" và "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Bệnh nhân cũng trò chuyện với bác sĩ về công việc, gia đình và con cái"- PGS Hệ nói.

Ca mổ đặc biệt: Bệnh nhân vừa mổ não vừa hát Quốc ca - Ảnh 2.

Bệnh nhân tỉnh táo trong gần 2 tiếng của cuộc mổ

Theo PGS Hệ, bệnh nhân tên K. có khối u tế bào thần kinh đệm với đường kính khối u ở não khoảng 6 cm, gây chèn ép não. Khối u của bệnh nhân rất lớn, lại nằm đúng vùng ngôn ngữ, chèn sang vùng vận động nên khi mổ có nhiều khả năng rủi ro khiến bệnh nhân nguy cơ bị liệt và cấm khẩu. 

Trước khi được phát hiện bệnh, anh K. có dấu hiệu đau đầu và từng bị động kinh 2 lần. Năm 2018, bệnh nhân K. đã từng được phẫu thuật để cắt bỏ khối u ở não. Ở lần phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ không cắt hết khối u vì nếu cắt rộng khối u bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ bị câm nếu chạm phải dây thần kinh liên quan đến chức năng nói và vận động.

Vì vậy, để an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ cố gắng phẫu thuật cắt khối u nhưng vẫn bảo tồn chức năng nói và vận động của bệnh nhân bằng cách tránh xa các tế bào quan trọng nên khiến bệnh dễ tái phát. "Với phương pháp mổ thức tỉnh, chúng tôi sẽ cắt được khối u nhiều nhất có thể mà vẫn bảo vệ được các chức năng nói và vận động của bệnh nhân, vì trong lúc trò chuyện bác sĩ sẽ nhận biết được đâu là vùng nói, vùng vận động. Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải hợp tác cùng bác sĩ khi được yêu cầu nói chuyện hoặc hát và cử động tay chân. Điều này giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những điều không mong muốn để tránh làm tổn thương chức năng nói và vận động cho bệnh nhân mà vẫn cắt được khối u" - PGS Hệ cho biết.

Ca mổ đặc biệt: Bệnh nhân vừa mổ não vừa hát Quốc ca - Ảnh 3.

Sau ca mổ dài 6 giờ, hiện bệnh nhân đã tỉnh - Ảnh: Thanh Hằng

PGS Đồng Văn Hệ cho biết kỹ thuật mổ thức tỉnh thường chỉ được thực hiện ở những nước tiên tiến, tại các bệnh viện hiện đại có đủ phương tiện kỹ thuật, có ê-kíp phẫu thuật-gây mê được đào tạo bài bản. Để chuẩn bị cho phương pháp mổ mới này, bệnh viện đã cử nhiều chuyên gia đi học hỏi kinh nghiệm ở các nước và mời các chuyên gia từ Nhật Bản sang, cùng việc trang bị cơ sở vật chất tại các phòng mổ. Ngoài ra, bệnh nhân đầu tiên được mổ bằng phương pháp này cũng yêu cầu phải biết tiếng Anh để trao đổi với các chuyên gia người nước ngoài trong cuộc mổ. "Chúng tôi đã giải thích kỹ với bệnh nhân, đặc biệt là yếu tố tâm lý phải vững vàng. Bởi mổ thức tỉnh nên nếu bệnh nhân sợ hãi quá, hay khi bác sĩ đang mổ bệnh nhân giãy giụa não có thể lòi ra ngoài, khi đó ca phẫu thuật rất nguy hiểm"- bác sĩ Hệ nói.

Đến tối cùng ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, dự kiến khoảng 1 tuần nữa bệnh nhân sẽ được xuất viện. So với phương pháp mổ kinh điển, chi phí gần như tương đương. 

Được biết phương pháp mổ thức tỉnh có thể phẫu thuật cho nhiều loại tổn thương u hoặc tổn thương không phải u trong não, như các u ở vùng chức năng quan trọng như nói, nhận thức, vùng ngôn ngữ, vùng vận động, vùng cảm giác hay thị giác, mà nếu mổ bằng phương pháp kinh điển khó tránh khỏi các di chứng, hay những không mong muốn của ca mổ, còn mổ bằng phương pháp này sẽ tránh được những rủi ro như bệnh nhân bị câm, bị liệt…

N.Dung

Tin liên quan

Viết bình luận

Danh sách 15 loại thuốc tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành
33 phút trước 548 1k
(NLĐO) - 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất bị tạm ngừng nhập khẩu, lưu hành do không tuân thủ nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc và quy định về sản xuất thuốc
COVID-19: "Sóng" mới bủa vây châu Âu và một phần châu Á
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Báo cáo COVID-19 toàn cầu mới cho thấy số ca tăng lại khá mạnh mẽ ở một số quốc gia châu Âu và khu vực Tây Á, Nam Á. Hơn 26.000 người tử vong vì căn bệnh chỉ trong 28 ngày qua.
Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ giây phút "ngồi trên đống lửa"
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Máy CT ở Bệnh viện Chợ Rẫy hoạt động với cường độ liên tục. Khi máy hư, lãnh đạo bệnh viện như "ngồi trên đống lửa" vì phải chuyển bệnh nhân sang máy CT đặt ở vị trí xa hơn, ảnh hưởng đến an toàn và tính mạng người bệnh.
Tin vui về sức khỏe các bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua ở Quảng Nam
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Cập nhật đến sáng nay, 23-3, ba bệnh nhân nặng nhất trong vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua ở tỉnh Quảng Nam đã tiến triển tốt, trong đó có hai người tỉnh táo.
Nghiên cứu rùng mình: 2 loại thức ăn làm biến đổi não bộ

Nghiên cứu rùng mình: 2 loại thức ăn làm biến đổi não bộ

(NLĐO) - Nghiên cứu từ hai đơn vị danh tiếng Max Planck - Yale của Đức và Mỹ chỉ ra cách đáng sợ mà một số loại thức ăn có thể khiến bạn bị lệ thuộc, không khác gì chất gây nghiện.