xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bủn rủn chân tay do viêm gan C mạn tính?

Viêm gan C không có triệu chứng đặc hiệu, chúng ta chỉ có thể biết được tình trạng gan viêm, siêu vi gan có hoạt động hay không, tổn thương cấu trúc gan ra sao chỉ xác định được qua thăm khám kết hợp xét nghiệm máu và cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh.

 

img

 

*Tôi bị viêm gan C mạn tính. Tôi vẫn tái khám bệnh viêm gan kết hợp thêm khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Tuy nhiên, vài tháng nay sau khi tái khám tôi lại gặp phải tình trạng sau ăn cảm thấy mệt toàn thân, tay chân bủn rủn lại còn buồn ngủ. Xin bác sĩ chẩn đoán và cho lời khuyên! (Thành Trung, Bình Dương)

Bác sĩ Trần Hiền Trung, chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare:

- Triệu chứng khó chịu xuất hiện sau ăn thường liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa, bao gồm ống tiêu hóa (dạ dày, ruột non, đại tràng) và hệ gan mật (gan, đường mật, túi mật, tụy).

Triệu chứng bạn mô tả rất tiếc là không đặc hiệu, không đủ để nghĩ tới một bệnh lý nào đó rõ ràng. Với những triệu chứng ấy, tùy theo độ tuổi, thời gian bệnh bao lâu, tần suất bệnh (thỉnh thoảng hay liên tục...) kết hợp với tiền sử bệnh bản thân và gia đình cũng như những yếu tố nguy cơ trong công việc, sinh hoạt hoặc vận động… mới có thể giúp bác sĩ hướng tới những bệnh lý nào và khuyên bạn cần làm thêm những xét nghiệm hay cận lâm sàng gì nhằm xác định chẩn đoán và hướng xử trí.

Bạn biết mình nhiễm siêu vi gan C đã lâu, có lẽ bạn cũng đã tìm hiểu hoặc có được thông tin về bệnh lý này qua những lần tái khám - tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, có thể bạn cũng biết rằng viêm gan siêu vi C không có triệu chứng đặc hiệu, chúng ta chỉ có thể biết được tình trạng gan viêm, siêu vi gan có hoạt động hay không, tổn thương cấu trúc gan ra sao chỉ xác định được qua thăm khám kết hợp xét nghiệm máu và cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, cắt lớp, fibroscan...).

Đây là lý do bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tái khám định kỳ, ít nhất mỗi 6 tháng. Tuy nhiên, nếu có những khó chịu gì mới xuất hiện trong thời gian chờ tái khám, bệnh nhân nên tái khám sớm hơn để có thể phát hiện và điều trị hiệu quả nhất giống như trường hợp của bạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo