xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép

N.Dung

(NLĐO) - Bộ Y tế cho biết việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép khiến bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài là sự việc không mong muốn. Bộ này đang chỉ đạo khẩn trương đấu thầu thuốc cấp quốc gia.

Chiều 29-4, Bộ Y tế đã có thông tin về việc bệnh viện thiếu thuốc chống thải ghép, bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài.

Bộ Y tế cho biết những ngày qua đã nhận được thông tin phản ánh việc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) thiếu thuốc chống thải ghép, bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài. Việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép khiến bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài là sự việc không mong muốn.

Bộ Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: nhandan

Theo báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện đã có những giải pháp để khắc phục ngay tình trạng này. Cụ thể, khẩn trương tổ chức triển khai lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc bằng các hình thức phù hợp để bảo đảm ngay sau kỳ nghỉ lễ (30-4 và 1-5) có thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh, liên hệ với các cơ sở y tế có thuốc trên địa bàn TP HCM để chuyển bệnh nhân đến điều trị và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế cũng cho biết ngày 24-11-2021, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã ban hành công văn số 580/TTMS-NVD gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố, Y tế các Bộ, ngành và các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về việc đề nghị các cơ sở y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11-7-2019 của Bộ Y tế để đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị.

Theo Bộ Y tế, công tác đấu thầu tập trung cấp quốc gia và đàm phán giá chưa có kết quả do một số nguyên nhân. Đối với công tác đấu thầu tập trung cấp quốc gia, do phải tiến hành rà soát danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia trước thời điểm mở thầu, tổ chuyên gia đang trong quy trình đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu để bảo đảm đáp ứng nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế của công tác đấu thầu.

Đối với công tác đàm phán giá: Là một hình thức đấu thầu mới và được áp dụng duy nhất đối với thuốc từ năm 2018. Hiện nay, Hội đồng đàm phán giá thuốc đang tích cực triển khai công tác đàm phán giá đối với 66 thuốc biệt dược gốc, trong đó có các thuốc chống thải ghép sử dụng cho bệnh nhân ghép thận.

Theo Bộ Y tế, việc lần đầu tiên tiến hành đàm phán số lượng lớn các thuốc biệt dược gốc cùng với nhân lực phục vụ cho công tác đàm phán giá còn hạn chế, chủ yếu là kiêm nhiệm cũng là những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ của công tác đàm phán giá.

Bộ Y tế cho biết hiện Bộ đang chỉ đạo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia khẩn trương triển khai công tác đấu thầu tập trung thuốc cấp quốc gia và đàm phán giá. Ngay khi có kết quả, Bộ Y tế (Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia) sẽ thông báo kết quả trúng thầu và thỏa thuận khung để các cơ sở y tế triển khai, thực hiện.

Cơ sở y tế chịu trách nhiệm về việc đấu thầu thuốc

Về việc đấu thầu thuốc, ngày 28-4, tại buổi cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí, ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), cho biết việc mua sắm, đấu thầu thuốc chia làm 3 cấp.

Cấp quốc gia do Bộ Y tế đấu thầu tập trung một số loại thuốc theo danh mục; địa phương đấu thầu tập trung cấp tỉnh do Sở Y tế đứng ra; cơ sở khám chữa trực thuộc Bộ Y tế như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) được phân cấp tự đấu thầu. Với những gói thầu trên 5 tỉ đồng do Bộ Y tế phê duyệt, dưới mức trên do bệnh viện tự quyết định nếu tự chủ tài chính.

Ông Phúc cho biết với các gói thầu thuốc dưới 5 tỉ đồng mà chậm trễ gây thiếu thuốc cho bệnh nhân thì trách nhiệm thuộc cơ sở khám chữa bệnh.

Theo ông Phúc, khi gần hết thuốc, cơ sở khám chữa bệnh phải xây dựng kế hoạch, tổ chức đấu thầu. Quy định hiện hành chỉ rõ Bảo hiểm xã hội tham gia vào quá trình đấu thầu và thường xuyên lưu ý các Sở Y tế, bệnh viện khi gói thầu cũ sắp hết hạn, xây dựng kế hoạch cho đợt thầu mới. Quá trình chuẩn bị thường kéo dài vài tháng, nếu tháng 12 hết hạn thì tháng 6 - 7 đã phải lên kế hoạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo