xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

BỆNH VIỆN TƯ THAM GIA CHỐNG DỊCH (*): Gồng mình vượt khó

NGUYỄN THẠNH - HẢI YẾN - NGUYỄN THUẬN

Tham gia phòng chống dịch Covid-19 song hầu như không nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước nên các bệnh viện tư tại TP HCM gặp nhiều khó khăn

Bà Lê Thị Loãn, Phó Giám đốc tài chính Bệnh viện (BV) Đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, cho biết BV chuyển đổi công năng thành BV Điều trị Covid-19 từ 26-7 đến nay các kinh phí phát sinh nằm ngoài dự toán, BV vẫn phải "gồng" để duy trì điều trị cho người bệnh Covid-19.

Mở mắt ra là lo tiền tỉ

Đại diện một BV tư nhân đã chuyển đổi toàn bộ công năng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn quận 7, TP HCM cho biết sau một thời gian hoạt động, BV gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên cũng muốn dừng lại. "Nhưng làm ngành y thì không thể bỏ mặc người bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục cố gắng làm tới đâu hay tới đó. Từ khi hoạt động tới nay, BV đã điều trị và xuất viện cho hơn 220 bệnh nhân Covid-19" - lãnh đạo BV cho biết.

BV này đang điều trị hơn 150 bệnh nhân Covid-19, trong đó, hơn 20 bệnh nhân phải hồi sức cấp cứu (ICU). Để phục vụ công tác điều trị, BV có hơn 300 nhân sự tham gia gồm bác sĩ (hơn 50 người), điều dưỡng, kỹ thuật viên (hơn 150 người)… Đại diện BV cho hay trung bình một ca bệnh Covid-19 nhẹ mỗi ngày BV chi khoảng 5-10 triệu đồng; ca nặng thì khoảng 20-50 triệu đồng, có bệnh nhân nằm đến 1-2 tháng. "Mở mắt ra là BV phải chi trên dưới 1 tỉ đồng/ ngày, có hôm dùng nhiều thuốc thì chi nhiều hơn" - đại diện BV thông tin.

Theo ThS-BS Cao Xuân Minh, Giám đốc Phòng khám Ngọc Minh (quận 11, TP HCM), hơn 2 tháng qua, phòng khám tham gia công tác tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 và phòng khám phải tự trang trải tất cả chi phí. "Thời gian vừa qua không có nguồn thu từ khám chữa bệnh nhưng chúng tôi vẫn phải chi lương cho nhân viên, đồ bảo hộ, khẩu trang… khi tham gia công tác tiêm chủng. Chúng tôi không nhận được hỗ trợ gì về chế độ chính sách cho nhân viên y tế tham gia chống dịch. Một số địa phương có hỗ trợ ít kinh phí gọi là bồi dưỡng" - BS Minh cho hay.

Đại diện BV FV cho biết đã hơn 1 tháng tham gia chống chống dịch, BV thu phí điều trị cho mọi bệnh nhân theo cách tính phí của BV từ trước đến nay và có chính sách hỗ trợ đối với những bệnh nhân khó khăn. BV FV có 1.300 nhân sự, có lúc bị hao hụt đến 200 người do nhân viên thành F0 và kéo theo F1 phải cách ly. BV vừa chăm sóc cho bệnh nhân, cho nhân viên bị F0 nên rất tốn kém.

BỆNH VIỆN TƯ THAM GIA CHỐNG DỊCH (*): Gồng mình vượt khó - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Điều trị Covid-19 Bệnh viện Gia An 115. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

Bệnh nhân là trên hết

Mặc dù UBND TP HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Y tế cho phép các cơ sở tư nhân được thu phí nhưng hiện vẫn còn phải chờ những hướng dẫn cụ thể. TS-BS Trương Vĩnh Long, Giám đốc BV Gia An 115, cho hay để khắc phục khó khăn về kinh phí, nhà đầu tư BV đã thành lập Quỹ thiện nguyện nhằm chia sẻ một phần gánh nặng tài chính cho BV.

"BV đã chọn giải pháp là vận động các nhà hảo tâm ủng hộ và nhiều bệnh nhân điều trị tại BV có điều kiện tài chính cũng xin được đóng góp để BV có chi phí vận hành" - đại diện một BV tư nhân đã chuyển đổi toàn bộ công năng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn quận 7 thông tin.

Theo bà Lê Thị Loãn, hiện nay trung bình mỗi ngày BV Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức chữa khỏi và cho xuất viện 8-9 người/ngày, tăng 150% so với những ngày đầu đi vào hoạt động.

"Hiện chúng tôi đang đợi những hướng dẫn cụ thể từ chính quyền và cơ quan chức năng để có định hướng hoạt động ổn định hơn. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này BV vẫn nỗ lực hoạt động với tinh thần phục vụ bệnh nhân là trên hết" - bà Loãn cho biết thêm.

BV Đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức cho biết ngoài tiền lương của nhân viên y tế, BV còn phải chi thêm nhiều khoản như thuê khách sạn cho nhân viên y tế ở, thuê xe trung chuyển nhân viên từ khách sạn đến BV, đồ bảo hộ cấp 4, khẩu trang N95, hóa chất khử khuẩn, chi phí xét nghiệm định kỳ để tầm soát và điều trị cho nhân viên nếu chẳng may bị lây nhiễm chéo. Các chi phí này rất lớn song BV vẫn phải “gồng” để duy trì điều trị cho người bệnh Covid-19.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 13-9

Kỳ tới: Cần sự công bằng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo