xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh than: Trường hợp nào dễ tử vong?

Bác sĩ CK1 Lê Như Sơn

Thủ phạm chính gây bệnh than là vi khuẩn Bacillus anthracis, được phát hiện bởi tiến sĩ Robert Koch - một nhà khoa học CHLB Đức.

Nếu nhìn dưới kính hiển vi, vi khuẩn này trông giống như một cái que. Khi ở trong môi trường của đất, chúng tồn tại dưới dạng bào tử và có thể sống tới 48 năm.

Có 3 cách để vi khuẩn bệnh than lây nhiễm sang người. Phổ biến nhất là nhiễm qua da (trường hợp này gây ra vết thương đáng sợ nhưng thường sẽ tự mất, không cần điều trị). Nuốt phải khuẩn than cũng là một cách dẫn đến lây nhiễm (trường hợp này có thể gây bệnh rất nặng, thậm chí tử vong). Bệnh thường nặng nhất là ở cách lây qua đường hô hấp. Vì trong trường hợp này, khuẩn than xâm nhập các tuyến bạch huyết ở ngực, sinh sôi nảy nở và tiết ra các chất độc.

Biểu hiện của bệnh than trên da là xuất hiện một chấm nâu đỏ và lớn dần lên như một vết bỏng rộp và cứng, có một lỗ thủng với nước đỏ chảy ra và xuất hiện lớp vảy màu đen. Hạch bạch huyết ở gần khu vực da này sẽ bị sưng. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác là sốt, đau cơ, đau đầu, buồn nôn. Nếu hít phải khuẩn than, biểu hiện lúc đầu giống như cúm nhưng vài ngày sau thì có thể gây suy hô hấp nặng, sốc, hôn mê và tử vong. Khuẩn than nhiễm vào hệ tiêu hóa là do chúng ta ăn thịt nhiễm bệnh chưa nấu chín nên vi khuẩn than xâm nhập qua thành ruột gây nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể qua huyết mạch. Biểu hiện chính trong trường hợp này là tiêu chảy ra máu, sốt, buồn nôn, chán ăn.

Chúng ta có thể ngăn ngừa lây nhiễm bệnh than bằng cách không cho động vật nhiễm bệnh tiếp xúc với người và động vật khỏe mạnh. Ngoài ra, có thể tiêm vắc-xin cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao như kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, cán bộ thú y, nhân viên của các nhà máy dệt chế biến lông động vật... Để chủ động phòng ngừa, cần lưu ý: Không ăn các loại thịt chưa nấu chín; tránh đi chân trần ở những nơi nuôi động vật; tránh tiếp xúc vật nuôi hay bất kỳ sản phẩm nào của vật nuôi nhiễm bệnh; băng bó những vùng bị tổn thương; đi khám ngay khi nghi ngờ.

Nên nhớ là bệnh than thường tự khỏi trong khoảng 6 tuần nhưng nếu không được điều trị kháng sinh thích hợp, bệnh nhân có thể tử vong. Thêm nữa, dù được điều trị kháng sinh song phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn than qua đường hô hấp vẫn tử vong vì các thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn than nhưng không thể phá hủy các độc tố chết người mà chúng tiết ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo