xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh hô hấp tăng, tay chân miệng vào mùa

Bài và ảnh: ANH THƯ

Tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, nhóm bệnh về hô hấp… là những căn bệnh mà phụ huynh nên chú ý phòng tránh cho con em trong tháng 4 này

Thời tiết TP HCM chuyển nóng hơn 1 tháng cũng là lúc các căn bệnh phổ biến của mùa hè bắt đầu “rục rịch”. Đưa 2 con trai 7 tuổi và 5 tuổi đến khám tại phòng khám của Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, chị Ng.M.D (36 tuổi) than thở: “Đứa lớn thì bị tay chân miệng, hôm kia có đi khám rồi nhưng bác sĩ (BS) nói nhẹ nên cho về nhà uống thuốc. Tối qua, đứa nhỏ cũng sốt, sổ mũi, chưa biết bệnh gì nên hôm nay tôi đưa cháu theo khám cùng anh trai luôn. Năm ngoái cũng mùa này, 2 đứa lần lượt bị thủy đậu”. Trong khi đó, một ông bố khác nói vui: “Trong xóm tôi mùa này mấy đứa nhỏ đua nhau bệnh vặt. Chắc tại trời nóng quá, mình còn muốn bệnh huống chi tụi nhỏ”.

Mùa hè: Bệnh nhiễm gia tăng

Tại Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 đã xuất hiện một số trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng, vốn thường tăng mạnh nhất vào khoảng tháng 5 và 6 hằng năm. “Bây giờ các ca chỉ mới “lai rai” vì đây là giai đoạn bệnh bắt đầu vào mùa. Mùa hè còn là thời điểm một số căn bệnh nhiễm khác gia tăng như thủy đậu, quai bị, sởi… nên các bậc cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho con” - BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, khuyến cáo.

 

Nên hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên để đề phòng bệnh tay chân miệng
Nên hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên để đề phòng bệnh tay chân miệng

 

Theo BS Khanh, năm nay, bệnh sởi không đáng lo vì ngành y tế vừa có chiến dịch tiêm chủng cho các cháu. Về tay chân miệng, đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên cần nhắc các bé rửa tay thường xuyên, vệ sinh đồ chơi và các bậc cha mẹ cũng cần rửa tay cho chính mình khi chăm sóc các bé, nhất là lúc trong nhà có bé bệnh. Các bệnh thủy đậu, quai bị lây qua đường hô hấp, do đó cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành, có thể tiêm ngừa nếu chưa từng bị bệnh. Thủy đậu và quai bị chỉ bị một lần là có khả năng miễn dịch suốt đời nên người đã bị thì không cần tiêm ngừa nữa. Khi chăm sóc trẻ mắc các bệnh này nên cẩn thận vì người lớn cũng có thể bị lây.

Thói quen sinh hoạt góp phần gây bệnh

Trái với khu vực phía Bắc có khí hậu lạnh và bệnh hô hấp tập trung trong mùa đông, tại TP HCM, các khoa hô hấp lại đông bệnh nhi nhất vào mùa mưa (tháng 8 đến tháng 11), tiếp sau đó là những tháng lạnh hoặc… quá nóng như hiện nay.

Tại BV Nhi Đồng 1, khi thời tiết bắt đầu nóng cũng là lúc khoa hô hấp tấp nập bệnh nhi. Nhiều trẻ bị bệnh ở mức nhẹ cũng được cha mẹ đưa đến khám vì các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi…

Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, sở dĩ mùa nóng trẻ dễ bị bệnh hô hấp là do thói quen sinh hoạt có thể tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Đó là thói quen sử dụng quạt máy, máy lạnh để “giải nhiệt” nhưng lại lạm dụng hoặc dùng không đúng cách. BS Tuấn khuyên: “Nên chú trọng giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho uống đủ nước, mặc quần áo vừa đủ, đừng thấy ho một cái là mặc cho trẻ mấy lớp, thêm cái áo lạnh giữa thời tiết nóng như vậy là không nên. Quạt máy làm mát nên để chế độ quay qua lại chứ đừng thổi trực tiếp vào trẻ, máy lạnh không nên để chế độ quá chênh lệch so với bên ngoài. Thời tiết nóng, không để trẻ em vừa chơi đùa đổ mồ hôi lại chạy vào ngồi trước quạt máy hay dưới máy lạnh ngay; cũng không cho trẻ chơi, dầm nước trong thời gian quá lâu dưới nắng nóng”.

 

Quai bị: Đừng quá lo lắng

Căn bệnh quai bị vẫn ám ảnh khá nhiều phụ huynh có con trai vì ngày xưa, khi điều kiện y tế chưa tốt, đã có những trường hợp đàn ông bị vô sinh vì biến chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, theo BS Trương Hữu Khanh, xác suất thực ra rất thấp. “Thứ nhất, nguy cơ này chỉ có thể xảy ra khi trẻ đã bước vào tuổi dậy thì, trẻ nhỏ thì không thể. Thứ hai, chỉ một số ít ca bệnh có biến chứng. Mặt khác, chỉ có thể bị vô sinh nếu có biến chứng viêm tinh hoàn cả hai bên mà không được điều trị bài bản, kịp thời. Vì vậy phụ huynh không nên quá lo lắng, nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách thì điều này rất khó xảy ra” - BS Khanh giải thích.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo