xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

90 phút căng thẳng loại bỏ khối u đáng sợ ở lòng bàn tay bệnh nhân

Trường Huy

(NLĐO) – Bác sĩ khuyên nếu phát hiện bất kỳ khối u bất thường nào trên cơ thể cần đến ngay cơ sở y tế để khám và tầm soát sớm, để có hướng giải quyết kịp thời và phù hợp hơn.

Trưa 17-6, BS.CKII Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ - cho biết các bác sĩ của bệnh viện đã điều trị thành công một trường hợp bướu máu vùng bàn tay trái với nguy cơ chảy máu khó kiểm soát, nếu chỉ phẫu thuật loại bỏ bướu mạch máu đơn thuần .

90 phút căng thẳng loại bỏ khối u đáng sợ ở lòng bàn tay bệnh nhân - Ảnh 1.

Bàn tay bướu mạch máu của bệnh nhân D.

Theo đó, bệnh nhân nam tên B.V.D. (SN 1991; ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), nhập viện vì khối u to ở lòng bàn tay trái gây đau, tê nhiều. Bệnh nhân đã phát hiện khối u khoảng 5 năm nhưng gần đây thấy khối u lớn nhanh hơn, gây đau và tê tay trái nhiều nên đến khám tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ.

Sau khi khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân được chẩn đoán là bướu máu bàn tay trái. Các bác sĩ hội chẩn quyết định can thiệp tắc mạch cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật loại bỏ bướu máu vì làm giảm nguy cơ chảy máu khó kiểm soát và khả năng kiểm soát bóc trọn bướu hoàn toàn .

Ê-kíp can thiệp mạch do BS. CKI Trần Công Khánh tiến hành chụp xác định hình ảnh tăng sinh mạch máu và bơm hỗn hợp spongel vào động mạch nuôi u, sau đó bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật trong khoảng 90 phút. Kết quả, khối bướu được bóc trọn và lượng máu mất chỉ 50ml. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân D. đã ổn định, có thể cầm nắm bàn ngón tay trái tốt, giảm đau, giảm tê tay trái nhiều và vừa xuất viện.

Theo BS.CKII Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện, bướu máu thường là bướu lành tính, được chia làm 2 loại: khối u mạch máu và dị dạng mạch máu. Dị dạng tĩnh mạch là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh phổ biến nhất. Bệnh thường gây ra đau và khó chịu đáng kể cho bệnh nhân, thêm vào đó bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại chỗ và toàn thân. Dị dạng tĩnh mạch xảy ra do bất thường trong quá trình hình thành của thành tĩnh mạch. Bệnh thường xuất hiện từ nhỏ, ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu bướu ở vùng đầu ( 40%), thân mình (20%) và tứ chi (40%).

Triệu chứng thường gặp là khối sưng nề, đau, có màu đen và xanh/tím, mềm và dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực tác động và không theo nhịp mạch. Bệnh thường tồn tại lớn dần theo tuổi, và có thể lan rộng hơn bởi nhiễm trùng, chấn thương hay sự thay đổi nội tiết tố. Siêu âm Doppler và chụp cộng hưởng từ (MRI) là các phương pháp hình ảnh chính được sử dụng để mô tả và chẩn đoán dị dạng tĩnh mạch. Và chụp CT-scan có tiêm thuốc cản quang được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán dị dạng tĩnh mạch khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác còn nghi ngờ.

Hiện nay, chưa có phương pháp dự phòng cho bệnh bướu mạch máu. Vì thế, nếu phát hiện bất kỳ khối u bất thường ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì nên đến khám và tầm soát sớm tại các cơ sở y tế để có hướng giải quyết kịp thời và phù hợp hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo