xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang: Cần khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ!

NHÓM PHÓNG VIÊN

Giới làm luật cho rằng cần phải xem xét, khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang bởi bản chất vụ việc, hành vi vi phạm giống như vụ án gian lận điểm thi ở Sơn La và Hòa Bình

Ngày 23-10, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án gian lận kỳ thi THPT quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh Hòa Bình. Trong khi đó, phiên tòa xét xử 5 bị cáo trong vụ gian lận thi ở Hà Giang diễn ra từ ngày 14-10 và đang trong thời gian nghị án (dự kiến tuyên án vào ngày 25-10).

Xử lý đúng người, đúng tội

Theo hồ sơ đã được công bố rộng rãi, có 151 cán bộ, đảng viên có sai phạm trong kỳ thi này tại Hà Giang. Nhiều phụ huynh liên quan đến vụ án là người có chức vụ hoặc người thân đã và đang là các lãnh đạo của tỉnh Hà Giang.

Tại tòa, bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Giang, luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã nhiều lần kiến nghị HĐXX mở cuộc điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật về những vật chất, đặc biệt là về tiền. "Không thể có chuyện nâng điểm cho hơn 100 thí sinh mà chỉ bằng tình cảm, dư luận không chấp nhận được. Cần mở rộng điều tra, mở cuộc điều tra toàn diện xem xét toàn bộ những người thân của các bị cáo về các giao dịch tại ngân hàng" - luật sư Hướng kiến nghị.

Còn theo đại diện VKSND tỉnh Hà Giang, vụ án này chưa dừng lại ở việc truy tố 5 bị cáo đang bị xét xử. Các cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang đang tiếp tục điều tra, xác minh, nếu có căn cứ vi phạm pháp luật sẽ xử lý ở giai đoạn tiếp theo.

Vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang: Cần khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ! - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang Ảnh: HUY THANH

Vấn đề dư luận quan tâm đó là vì sao vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang, về bản chất không khác gì vụ án ở Sơn La, Hòa Bình nhưng lại không khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng việc đưa và nhận hối lộ trong nhiều hoàn cảnh sẽ được thực hiện dưới những hình thức rất tinh vi. Vì vậy, trên cơ sở pháp lý thì phải xác định được các căn cứ, bằng chứng về tội đưa, nhận hối lộ thì mới xử lý được chứ không thể chỉ suy đoán được. "Việc làm thay đổi kết quả thi từ vài điểm đến vài chục điểm như ở Hà Giang có thể có yếu tố đưa và nhận hối lộ, làm sai lệch kết quả thi. Tuy nhiên, việc này là nghĩa vụ điều tra của cơ quan chức năng, chúng ta không thể suy đoán được" - ông Vân nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, có thể trong quá trình điều tra, tố tụng, cơ quan điều tra chưa tìm ra được bằng chứng, chưa đủ căn cứ khởi tố tội đưa, nhận hối lộ. Tuy nhiên, việc chưa khởi tố không có nghĩa là không điều tra làm rõ. Có thể tới đây, khi ra tòa nếu xét thấy có đủ căn cứ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố tại tòa. Vụ án này cần điều tra, xử lý đúng người, đúng tội.

Không chỉ vì tiền, vật chất

Luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đặt vấn đề: Nếu các bị cáo không phải là những người có chức vụ, quyền hạn, đủ khả năng thực hiện việc nâng điểm thì liệu phụ huynh của các thí sinh có "nhờ vả" hay không? Vậy lợi ích hay động cơ nào để họ thực hiện hành vi phạm tội đó, có đơn giản là vì tình cảm hay không?... Theo luật sư Tiền, nếu nói chỉ vì tình cảm mà nâng điểm cho con, cháu của người khác thì điều này rất vô lý, dư luận không thể nào chấp nhận được!

Về mặt pháp lý, luật sư Tiền cho biết tội "Nhận hối lộ" được quy định tại điều 354, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, hành vi đưa hối lộ được hiểu là việc trực tiếp hay thông qua trung gian để đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, hoặc người khác, hoặc tổ chức khác "tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất" để những người này làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Như vậy, phạm vi của tội đưa hối lộ rõ ràng đã được mở rộng so với Bộ Luật Hình sự 1999, tức không chỉ giới hạn trong phạm vi đưa vật chất như tiền, tài sản… mà còn có cả lợi ích phi vật chất như thành tích, khen thưởng, tình cảm, tình dục… Trong vụ án này, việc các bị cáo thực hiện hành vi nâng điểm cho hơn 100 thí sinh, trong đó có con em của các lãnh đạo tỉnh nên không thể không lường tới những lợi ích phi vật chất mà các bị cáo hướng tới.

Từ phân tích trên, luật sư Tiền kiến nghị: "Vụ án gian lận điểm thi tại Sơn La và Hòa Bình đã mở rộng điều tra và khởi tố về các tội "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", trong khi vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang cũng có dấu hiệu tương tự nhưng lại chưa điều tra, mở rộng vụ án về các tội danh này. Nếu không khởi tố theo các tội này sẽ là thiếu công bằng, khiến dư luận nghi ngờ có sự nể nang, bao che hay bị áp lực do vụ án liên quan đến lãnh đạo tỉnh".

Đồng tình với ý kiến của luật sư Tiền, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng các cơ quan tố tụng ở Hà Giang phải có trách nhiệm trong điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm. Riêng các cá nhân nhờ xem điểm, nâng điểm là cán bộ nhà nước, ông Thuận đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, quản lý về Đảng cần có các biện pháp xử lý thích hợp. Trong trường hợp chứng minh được là tội phạm, cơ quan điều tra cần phải xử lý hình sự ngay.

Hòa Bình nâng điểm từ năm 2017

Ngày 23-10, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án gian lận kỳ thi THPT quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh Hòa Bình. Trong đó, các bị can: Nguyễn Quang Vinh (nguyên Trưởng Phòng Khảo thí Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình), Đỗ Mạnh Tuấn (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy); Nguyễn Khắc Tuấn (chuyên viên Phòng Khảo thí) bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngoài ra, bị can Đỗ Mạnh Tuấn còn bị truy tố về tội "Nhận hối lộ"; bị can Hồ Chúc (giáo viên Trường THPT Thanh Hà) bị truy tố tội "Đưa hối lộ".

Theo cáo trạng, các đối tượng trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để can thiệp nâng điểm bài thi cho 65 thí sinh, trong đó 64 thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018, 1 thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2017. Riêng Đỗ Mạnh Tuấn đã nhận hối lộ của Hồ Chúc 300 triệu đồng để can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho 2 thí sinh. Nguyễn Khắc Tuấn được xác định cùng với Đỗ Mạnh Tuấn đã nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo