xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao "Trang phố núi" vắng mặt?

Ph.Dũng

(NLĐO) - "Trang phố núi" là một nhân vật quan trọng trong vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam nhưng bà này vắng mặt không lý do.

Sáng 27-12, TAND Cấp cao tại TP HCM đã đưa vụ án Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và các đồng phạm ra xét xử phúc thẩm.

Tại tòa, luật sư Hà Hải (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Phạm Công Danh đã đề nghị TAND cấp cao tại TP HCM triệu tập người đại diện Công ty Cổ phần Phương Trang (nhóm Phương Trang) trực tiếp có mặt tham gia phiên tòa phúc thẩm để vụ án được giải quyết một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật.

Theo luật sư Hà Hải, lý do triệu tập nhóm Phương Trang vì Ngân hàng TMCP Đại Tín do ông Hoàng Văn Toàn và bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) điều hành đã bị âm vốn và lỗ gần 8.000 tỉ đồng trước khi chuyển nhượng cho Phạm Công Danh. Việc âm vốn và lỗ số tiền này có trách nhiệm của nhóm Phương Trang.

Cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tại tòa
Cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tại tòa

Bên cạnh đó, nhóm Phương Trang, nhóm Phú Mỹ, Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh có liên quan đến số tiền thất thoát tại Ngân hàng Đại Tín (sau này là Ngân hàng Xây dựng), trong đó nhóm Phương Trang còn nợ Ngân hàng Xây dựng số tiền rất lớn nên cần làm rõ những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của ông Phạm Công Danh, nhóm Phú Mỹ, nhóm Phương Trang tại phiên phúc thẩm.

Luật sư Phan Trung Hoài (người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Phạm Công Danh) cho rằng sự có mặt của bà Phạm Thị Trang (tức Trang "phố núi") tại phiên tòa rất quan trọng trong việc xác định rõ sự thật trong các khoản vay nợ. Tuy nhiên, thủ tục ủy thác tư pháp bị chi phối bởi điều kiện giấy triệu tập này được gởi theo hồ sơ ủy thác tư pháp VKSND Tối cao. Thông qua VKSND Tối cao thì hồ sơ sẽ được gởi cho cơ quan có thẩm quyền của Mỹ mới đúng thủ tục. Bên cạnh đó, nếu triệu tập bà Trang theo tư cách nhân chứng thì theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, nhân chứng muốn triệu tập về phải bảo đảm cho họ không bị bắt giữ, tạo điều kiện cho họ xuất cảnh. Trong văn bản ủy thác tư pháp không đề cập đến vấn đề này nên bà Trang không có mặt.

Trước đó, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã gửi giấy ủy thác triệu tập bà Phạm Thị Trang tham gia phiên tòa để đối chất với bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát), bị cáo Danh...

Bản án sơ thẩm xác định bà Trang có hành vi giúp sức đối với hành vi phạm tội của bị cáo Danh nên đã có quyết định khởi tố vụ án đối với hành vi giúp sức này của bà Trang. Cũng liên quan đến bà Trang, trong suốt diễn biến phiên tòa, bà Trần Ngọc Bích khai rằng bà chỉ cho bà Trang vay tiền, không cho bị cáo Danh vay.

Còn bị cáo Danh thì khẳng định toàn bộ số tiền 5.490 tỉ đồng mà các nhân viên VNCB đã chuyển đi từ tài khoản của bà Bích sang tài khoản của Danh là do bà Bích cho ông ta vay. Sau khi phiên toà sơ thẩm kết thúc, được biết bà Trang đã gửi đơn đến TAND cấp cao khẳng định bà không liên quan gì đến việc vay mượn giữa ông Danh và bà Bích. Sau đó, bà Trang đã sang Mỹ sinh sống nên khi CQĐT khởi tố và điều tra vụ án đã không làm rõ được hành vi của bà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo