xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tan vỡ do bạo hành gia đình

Di Lâm

Bạo lực là hành vi phạm pháp, pháp luật có chế tài rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị bạo hành im lặng chịu đựng, ra tòa cũng không dám thừa nhận bạo lực gia đình là nguyên nhân gia đình tan vỡ

Có đến 90,4% phụ nữ chịu cảnh chồng bạo hành không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% cầu cứu công an. Đó là kết quả cuộc điều tra do Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam phối hợp với nhiều cơ quan liên quan vừa thực hiện. Kết quả điều tra cũng chỉ ra 31,6% phụ nữ chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 12 tháng.

Đánh vợ vì "lắm lời, không biết đẻ"

Chị H.T.H (SN 1981) kết hôn với anh N.D.C (SN 1978) từ năm 2020. Hai người sống chung với cha mẹ anh C. ở ngoại thành TP HCM. "Lúc yêu nhau, tôi đâu biết anh ấy ích kỷ như thế. Từ tiền mừng đám cưới đến tiền mua điện thoại mới, anh đều ngửa tay xin mẹ, việc gia đình thì không sẵn sàng chung tay" - chị H. ấm ức.

Cuộc sống chung càng lúc càng ngột ngạt vì anh C. luôn phản ứng tiêu cực mỗi lần nghe vợ chỉ trích thói xấu hay khuyên nhủ anh tiết kiệm, tự lập. Mẹ anh bóng gió nói với con dâu rằng con trai bà chưa bao giờ đối diện với những lời lẽ như vậy.

Rồi anh C. vướng vào chuyện nhậu nhẹt. Mỗi lần say rượu, anh "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ. Chuyện hai người lấy nhau gần 3 năm mà chưa có con cũng khiến không khí gia đình thêm bức bối. Mỗi lần uống rượu vào, người chồng lại lên án vợ không thể sinh con.

Đỉnh điểm là trận đòn xảy ra đầu năm 2022, anh C. uống rượu rồi đập phá đồ đạc. Không thể kiềm chế, chị H. lớn tiếng cãi vã để rồi hứng chịu trận đòn với nhiều thương tích. Chị H. nói không biết mình đã đến bệnh viện bằng cách nào, tỉnh lại thấy mẹ chồng khóc lóc, xin chị bỏ qua. Hai bên gia đình đều khuyên chị đừng "vạch áo cho người xem lưng". Đây là lý do chị từ bỏ ý định tố cáo nhưng gửi đơn ly hôn đến tòa án.

Ra tòa, chị H. không khơi lại chuyện cũ, mỗi lần chủ tọa thắc mắc lý do muốn chia tay, chị chỉ trả lời chung chung rằng vợ chồng không hợp nhau, hết tình cảm và bị áp lực sinh con.

Trần tình, anh C. nói vợ chồng không có mâu thuẫn gì ngoài việc chị H. luôn cằn nhằn mỗi lần anh uống rượu. Anh C. thừa nhận đôi lúc có lời lẽ và hành động không hay nhưng "vì rượu", khẳng định còn tình cảm và không đồng ý ly hôn.

Cơ quan xét xử phải tiến hành xác minh ở địa phương. Đại diện tổ dân phố xác nhận vợ chồng chị H. lục đục chủ yếu do người chồng nóng nảy lại ham vui, không quan tâm đến gia đình.

HĐXX chấp nhận nguyện vọng ly hôn của chị H. do hành vi bạo lực gia đình của anh C. Chủ tọa phiên tòa cũng nhắn nhủ chị H. phải dũng cảm hơn bởi việc im lặng trước bạo lực đã khiến hôn nhân tan vỡ.

Tan vỡ do bạo hành gia đình - Ảnh 1.

Minh họa: KHỀU

Bị vợ chì chiết nên ra tay

Chị P.T.D (SN 1982) đăng ký kết hôn với anh P.H.S (SN 1989) khi chị đã có một con riêng. Gia đình êm ấm chưa đầy 5 năm thì chị quyết tâm ly dị.

Trong đơn, chị D. trình bày muốn thoát nghèo nên đã đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Suốt thời gian làm việc ở nước ngoài, gia đình vẫn yên ấm. Đầu năm 2022, khi về nước, chị gánh chịu liên tục 6 trận đòn do chồng gây ra. Một trong số những trận đó làm chị phải vào bệnh viện điều trị 5 ngày.

"Làm lụng vất vả, tôi không dám tiêu xài. Dư đồng nào tôi liền gửi về nhà. Đến máy tính xách tay mua cho con tôi học trực tuyến, S. cũng đem bán từ khi nào không rõ. Hỏi đến là anh ta gắt gỏng rồi đánh tôi" - chị D. bức xúc.

Có mặt ở phiên tòa ly hôn, anh S. không phủ nhận việc đánh đập vợ. Tuy nhiên, S. phản bác: "Vợ tôi cũng đánh, cào và cắn tôi lúc hai bên xô xát. Cô ấy thường xuyên chì chiết tôi là kẻ vô dụng, ăn bám. Tôi cần vốn đầu tư nên mới bán một số đồ đạc, khi nào thu lợi nhuận sẽ bù đắp lại. Dù tôi giải thích như vậy nhưng vợ tôi không thèm nghe. Tức quá tôi mới ra tay".

Căn cứ hồ sơ cùng diễn biến tại tòa, HĐXX tuyên bố chấp nhận đơn ly hôn của chị D… Theo tìm hiểu ở nơi gia đình chị D. sinh sống, công an địa phương từng mời vợ chồng chị lên làm cam kết không mắng chửi nhau gây mất an ninh trật tự khu dân cư. Hàng xóm kể lại thường xuyên chứng kiến vợ chồng chị D. cãi vã. Người vợ có lớn tiếng nhưng không nhờ chính quyền can thiệp khi bị chồng đánh đập.

Nạn nhân ngại lên tiếng

Từng tham gia bảo vệ quyền lợi trong nhiều vụ án ly hôn vì bạo lực gia đình, luật sư Trịnh Mai Thoa (Đoàn Luật sư TP HCM) phản ánh nhiều nạn nhân tha thiết ly hôn nhưng không dám công khai trước tòa sự việc bạo lực gia đình. Ở nhiều vụ việc, tòa án tự xác minh mới tìm ra những ẩn khuất. Lúc đó, nguyên đơn mới thành thật thừa nhận bạo lực gia đình chính là nguồn cơn đổ vỡ.

Đa số phụ nữ không muốn nhắc lại nỗi đau, họ không biết rằng bạo lực là hành vi phạm pháp và pháp luật có chế tài rõ ràng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo