xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phúc thẩm vụ siêu lừa Huyền Như: Các ngân hàng “đá” nhau

Tin - ảnh: T. Tiến-Tấn Thạnh

(NLĐO) – Sáng 16-12, tại phiên tòa phúc thẩm vụ "siêu lừa" Huyền Như, trong phần thẩm vấn các ngân hàng về các thủ tục, pháp quy của ngành ngân hàng, các ngân hàng "đá" nhau về các quy định này.

Sáng 16-12, HĐXX tiếp tục ngày làm việc thứ 2 phiên phúc thẩm hình sự vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978), cùng đồng phạm can tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”; “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cho vay lãi nặng”.

Tại tòa hầu hết các bị cáo đều giữ nguyên kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP HCM vào tháng 1-2014. Riêng bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên (SN 1975), bị TAND TP HCM xử 11 năm tù, chỉ xin giảm án, chứ không kháng cáo toàn bộ bản án như trước.

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như trong phiên tòa sáng 16-12. Ảnh: T.Thạnh

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như trong phiên tòa sáng 16-12. Ảnh: T.Thạnh

Mở đầu phần xét hỏi, HĐXX hỏi Như nội dung kháng cáo. Như cho biết chỉ kháng cáo xin được giải tỏa kê biên và trả lại căn biệt thự H2 The Nam Hai thuộc khu Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Lang, không kháng cáo về các tội danh mà tòa đã kết án.

Trong buổi sáng, HĐXX tập trung xoáy vào hàng loạt câu hỏi về nghiệp vụ ngân hàng và các thủ tục, văn bản quy định của ngành ngân hàng.

Theo bị cáo Như, không có quy định nào cho phép ngân hàng đem tài sản của mình thông qua cá nhân hoặc trực tiếp gửi tiền sang ngân hàng khác để hưởng lợi.

Ngược với câu trả lời của Như, đại diện ngân hàng ACB lại cho rằng: “Theo quy định các tổ chức tín dụng được quyền gửi tiền cho nhau. Luật tổ chức tín dụng năm 2011 cho phép ủy thác. Còn đúng sai do HĐXX xem xét”.

Đồng quan điểm với ACB, đại diện ngân hàng Nam Việt (NaviBank), cho rằng giữa các tổ chức tín dụng được phép ủy thác và thông qua cá nhân thì pháp luật không cấm. Tuy nhiên, đại diện VietinBank khẳng định không có bất kỳ quy định nào cho phép ngân hàng này gửi tiền của mình qua ngân hàng khác để hưởng lợi.

Đại diện một ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi được hỏi: “Với tư cách đại diện ngân hàng Nhà nước, quan điểm thế nào về câu hỏi nêu trên trong khi bị cáo Như và VietinBank trả lời giống nhau, còn ngân hàng ACB và NaviBank giống nhau”? vị này không trả lời được câu hỏi nêu trên mà đưa ra các điều khoản, quy định, thông tư khiến HĐXX ngắt và yêu cầu trả lời đúng trọng tâm.

Nguyễn Thị Lang (mẹ bị cáo Huyền Như) cũng đến tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bà Nguyễn Thị Lang (mẹ bị cáo Huyền Như) cũng đến tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về trách nhiệm của ngân hàng khi khách hàng bị giả chữ ký, đại diện VietinBank, cho rằng để biết quy trình có ngược hay không là nằm trong quy trình kiểm tra, kiểm soát (định kỳ: 3-6 tháng/lần, đột xuất). Vụ Huyền Như xảy ra từ tháng 6-2011 đến tháng 9-2011. Trước đó, có thực hiện kiểm tra định kỳ nhưng không phát hiện được vì quy trình kiểm tra chọn ngẫu nhiên (do quá nhiều giao dịch), thông qua ngẫu nhiên không thể phát hiện được ngay.

Chiều 16-12, phiên tòa tiếp tục xét xử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo