xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bến Tre lại hầu toà

Di Lâm

(NLĐO) - Trước tòa, nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bến Tre thú nhận bản thân biết rõ dự án doanh nghiệp triển khai vẫn còn trên giấy nhưng vẫn ký ban hành văn bản giúp doanh nghiệp đủ điều kiện nhập lậu phế liệu

Ngày 8-6, TAND TP HCM mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đoàn Văn Phúc, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Bến Tre, cùng cấp dưới trong vụ án nhận tiền, tiếp tay doanh nghiệp nhập lậu phế liệu.

Tại tòa, đại diện VKSND TP HCM cáo buộc bị cáo Đoàn Văn Phúc tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tương tự, 3 bị cáo từng là thuộc cấp của bị cáo Phúc hầu tòa về tội danh trên, gồm: Trương Văn Em, nguyên Chi cục trưởng, Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh Bến Tre; Trần Thị Thùy Trang, nguyên Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát ô nhiễm; Trần Thanh Phong, chuyên viên Phòng Kiểm soát ô nhiễm - Chi cục BVMT tỉnh Bến Tre. Liên quan đến vụ án, bị cáo Dương Tuấn Anh, Hà Chí Đào và Trần Thị Hợp, nguyên nhân viên Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng Hồng Việt (viết tắt: Công ty Hồng Việt, trụ sở chính ở TP HCM) ra tòa về tội "Buôn lậu".

Nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bến Tre cùng thuộc cấp nhận sai! - Ảnh 1.

Các bị cáo nghe đại diện VKSND TP công bố cáo trạng

Theo đại diện cơ quan công tố, Công ty Hồng Việt (trụ sở chính ở TP HCM) chuyên nhập khẩu, tái chế phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, do ông Lê Hữu Thiêm làm giám đốc từ năm 2014 (trước khi CQĐT làm rõ vụ việc, ông Thiêm đã qua đời do tai nạn giao thông). Tuy nhiên, ông Thiêm giao Dương Tuấn Anh quản lý điều hành mọi hoạt động trong công ty. Dù doanh nghiệp trên chưa có dây chuyền tái chế phế liệu nhưng Trần Thanh Phong vẫn tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện. Sau đó, Trương Văn Em đồng ý duyệt thông qua hồ sơ, trình Đoàn Văn Phúc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Những cán bộ này làm trái với quy định trong quá trình thẩm định, thông qua hồ sơ cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Phúc cùng cấp dưới (Em, Trang, Phong) còn đến kiểm tra cơ sở sản xuất thuộc Công ty Hồng Việt. Biết rõ công ty này không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất nhưng các bị cáo không thu hồi giấy phép. Trái lại, các bị cáo còn soạn thảo 76 thông báo liên quan đến việc kiểm tra, chấp nhận thông quan lô hàng phế liệu do Công ty Hồng Việt nhập khẩu. Qua đó, Phúc nhận hơn 500 triệu đồng; 3 bị cáo còn lại nhận từ 3-6 triệu đồng tiền "bồi dưỡng" từ doanh nghiệp. 

Về phía Công ty Hồng Việt, sau khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Dương Tuấn Anh chỉ đạo nhân viên làm giả tài liệu trong hồ sơ hải quan hòng thông quan lô hàng phế liệu.

Phiên tòa dự kiến kéo dài 2 ngày. Chiều nay (ngày 8-6), cơ quan tiến hành tố tụng cùng các bên tham gia tố tụng tiếp tục xét hỏi các bị cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo