xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghiệt duyên!

Bài và ảnh: Di Lâm

Mối quan hệ pháp luật không thừa nhận, gia đình phản đối, bản thân không thấu hiểu nhau thì cuộc tình khó có hồi kết tốt đẹp

Ly dị vợ từ năm 1983, đến năm 2006, ông Phan Văn Liêu (62 tuổi) gặp bà A. Cùng cảnh ngộ đơn chiếc nuôi con, hai người xây dựng tổ ấm dưới một mái nhà. Không đăng ký kết hôn, không đám cưới, ngôi nhà vẫn ấm êm. Cho đến 9 năm sau…

Sao không đường ai nấy đi?

Năm 2015, ông Liêu phát hiện bà A. qua lại với người sửa xe gần nhà. Con trai bà A. kể vì chuyện này mà hai người bất đồng, ông Liêu bỏ nhà ra ở riêng.

Chiều 16-7-2015, ông Liêu hẹn bà A. gặp nhau nói chuyện. Hai người đi ăn rồi vào nhà nghỉ ở quận Thủ Đức, TP HCM. Tại đây, bà A. thừa nhận có ý định kết hôn với người khác. Bị sốc, ông Liêu nổi nóng và hai bên xảy ra tranh cãi. Thấy bà A. đứng lên bỏ về, ông Liêu nắm tay kéo lại. Bà A. ngã xuống đất thì ông Liêu đè lên người, dùng tay bịt miệng, không cho kêu la. Nạn nhân chống trả thì bị ông Liêu dùng dao (mang theo trước đó) đâm nhiều nhát, trong đó có một nhát trúng ngực trái. Chưa dừng tay, khi bà A. gắng gượng bò lên giường, ông Liêu tiếp tục cắt cổ tay phải của người đầu ấp tay gối bao năm. Sau khi gây án, ông Liêu vứt hung khí lại hiện trường rồi bỏ trốn. Tối cùng ngày, chủ nhà nghỉ phát hiện bà A. tắt thở trong phòng; 3 ngày sau, gia đình đưa ông Liêu đến cơ quan công an đầu thú.

Bị cáo Phan Văn Liêu nghe tòa tuyên án
Bị cáo Phan Văn Liêu nghe tòa tuyên án

Tại phiên tòa lưu động, bị cáo Liêu trần tình: “Nếu thôi nhau rồi thì bị cáo không tức. Đằng này, chúng tôi vẫn sống chung. Bị cáo giận chuyện vợ không nghe lời mình khuyên, kết bạn xấu, đánh đề rồi lạnh nhạt với chồng nên bỏ đi”.

Đại diện VKSND TP cho rằng đây là quan hệ hôn nhân trên danh nghĩa. Không có giấy đăng ký kết hôn đồng nghĩa pháp luật chưa công nhận hai người là vợ chồng hợp pháp. “Vì vậy, hết hòa hợp thì đường ai nấy đi là lẽ đương nhiên. Hà cớ gì bị cáo ra tay tàn nhẫn? Bị cáo có thấy vô lý khi không kết hôn mà đòi người ta ăn đời ở kiếp với mình” - vị này chất vấn.

Bị cáo Liêu giải thích dù không đăng ký nhưng gia đình hai bên luôn ủng hộ mối lương duyên này.

Hận thù chưa dứt

Sau lời giãi bày của bị cáo Liêu, con trai cả của bị hại đứng lên phản bác rằng gia đình anh chưa bao giờ chấp nhận mối quan hệ này. Mẹ anh không nghe lời khuyên của người thân mà mù quáng bán nhà, lấy tiền mua xe máy cho chồng “hờ”. Người chị ruột của bà A. cũng khẳng định gia đình không bao giờ thừa nhận ông Liêu là con rể.

Trước đó, gia đình bị hại đồng ý làm đơn bãi nại nhưng tại tòa, họ quyết định rút đơn và mong muốn bị cáo phải trả giá đắt trước pháp luật.

Bị cáo cúi gằm, mắt nhắm nghiền. TAND TP xử phạt bị cáo Liêu mức án chung thân về tội “Giết người”.

Phiên tòa kết thúc, mọi người giải tán. Xe dẫn giải chưa kịp ra đến đường, hai bên gia đình đã lời qua tiếng lại. Con trai bị cáo mắng gia đình bị hại cạn tình, không đồng ý bãi nại để cứu cha mình. Người con trai út của bị hại bức xúc, nhặt khúc cây ven đường xông tới đòi hành hung. Nếu lực lượng chức năng không can thiệp thì có lẽ sau phiên tòa, lại thêm một vụ án thương tâm.

Dòng người thưa dần, những lời chửi bới, mạt sát từ phía hai gia đình mãi vẫn chưa dứt. Chứng kiến cảnh này, một người dự khán lắc đầu: “Pháp luật đã làm đúng trách nhiệm, tuyên một bản án nghiêm minh. Dù thế, hậu quả của vụ án không biết bao giờ mới kết thúc, bao giờ hai gia đình mới thôi thù hằn?”.

Một người khác than thở: “Mối tình khởi đầu đúng là lương duyên nhưng cuối cùng lại thành nghiệt duyên!”.

Nên nhờ pháp luật

Bào chữa cho bị cáo Liêu tại tòa, luật sư Hà Ngọc Tuyền (Đoàn Luật sư TP HCM) chia sẻ trong nhiều vụ án hình sự, căn nguyên của kết cục thương tâm chưa bao giờ xuất phát từ một phía. Dù thế, luật pháp chưa bao giờ dung thứ người gây ra tội ác. Chuyện đau lòng (từ tranh chấp dân sự hay phạm tội hình sự) liên quan đến những cặp vợ chồng “hờ” như trên xảy ra ngày một nhiều. Thực tế cho thấy pháp luật thừa nhận, kiểm soát mối quan hệ gia đình có đăng ký kết hôn. Từ đó, khi phát sinh xích mích, đôi bên có quyền nhờ pháp luật can thiệp. Như vậy, dù nguyên nhân bắt nguồn từ đâu thì hậu quả có thể cứu vãn. “Do đó, nếu yêu thương nhau thật lòng, các cặp đôi nên tuân thủ quy định của pháp luật khi quyết định ăn đời ở kiếp” - luật sư Tuyền góp ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo