xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mù mờ trách nhiệm cán bộ trong án buôn lậu

Bài và ảnh: HỒNG NHUNG

Cơ quan tố tụng khó làm rõ trách nhiệm cán bộ hải quan, công an địa phương liên quan đến quá trình "hình thành" hồ sơ nhập khẩu hàng lậu

Một trong những diễn biến khiến dư luận quan tâm trong phiên tòa xét xử đường dây buôn lậu ôtô do 3 Việt kiều Mỹ (đã bỏ trốn) cầm đầu là nhiều cáo buộc liên quan đến hành vi phạm tội của những bị cáo đảm nhận chức vụ phó, trưởng công an xã cũng như một cán bộ công an ở huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) vào thời điểm vụ án xảy ra. Tại tòa sơ thẩm, đại diện VKSND TP HCM kết luận chủ mưu đường dây buôn lậu nhờ nhiều cán bộ công an xã ở huyện Bảo Lâm làm hồ sơ thường trú cho 17 Việt kiều Mỹ; xác nhận đơn xin phép nhập khẩu 14 ôtô theo diện hồi hương.

Lý do bất khả kháng?

Cụ thể, Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Công an xã Lộc Thành, cấp hộ khẩu khống, ký tên, đóng dấu xác nhận đơn cấp phép nhập khẩu ôtô theo diện hồi hương cho 11 Việt kiều. Hay bị cáo Lê Đình Trường, nguyên Trưởng Công an xã Lộc Quảng, giúp chủ mưu nhập lậu 4 ôtô với tổng trị giá hơn 11,6 tỉ đồng. Đinh Văn Hồng, Phó Trưởng Công an xã Lộc Lâm, ký giấy tờ, tạo điều kiện nhập lậu ôtô trị giá hơn 3 tỉ đồng. Tuy làm phó trưởng công an xã nhưng ông Hồng mới học hết lớp 9. Bị cáo Nguyễn Gia Thu, nguyên Trưởng Công an xã Lộc An, không biết mục đích nhập hộ khẩu khống.

Tại tòa, tất cả đều trình bày bản thân ký giấy tờ vì nể nang lời nhờ vả, gửi gắm từ ông Phan Thanh Hà, công tác tại Công an huyện Bảo Lâm. "Bị cáo tin lời ông Hà. Ông Hà nói rằng việc nhập khẩu ôtô nhằm giúp Việt kiều thuận tiện nhận hành lý" - bị cáo Thu phân trần.

Mù mờ trách nhiệm cán bộ trong án buôn lậu - Ảnh 1.

Bị cáo trong đường dây buôn lậu 91 ôtô BMW hầu tòa

Đối chất, ông Phan Thanh Hà thừa nhận ông có giới thiệu người làm hồ sơ nhập khẩu ôtô. Dù vậy, ông Hà không biết việc nhập hộ khẩu thường trú là chiêu trò hợp thức hóa hồ sơ buôn lậu. Ông Hà tin lời đối tượng buôn lậu, nghĩ rằng Việt kiều nhập hộ khẩu để sinh sống, đầu tư vào địa phương.

Tương tự, ở phiên xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu 91 xe BMW liên quan đến Công ty CP Ôtô Âu Châu (Euro Auto), cán bộ hải quan giải thích rằng quá trình tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thực hiện bằng phương pháp thủ công nên họ không phát hiện hóa đơn, chứng từ giả mạo. Tức là, họ làm đủ, đúng trách nhiệm công việc. Sai phạm xảy ra là do nguyên nhân bất khả kháng nêu trên. (!?)

Khó buộc tội

Đối với đường dây buôn lậu 91 xe BMW, cơ quan pháp luật không có đủ căn cứ buộc tội cán bộ hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ, cho phép lô hàng thông quan. Khi xử án, HĐXX vẫn đặc biệt "quan tâm" đến cán bộ hải quan. Đại diện Cục Hải quan TP nhiều lần đối diện với chất vấn từ chủ tọa. Người đại diện khẳng định công chức hải quan thực hiện quy trình kiểm tra, thông quan theo quy định do ngành hải quan ban hành. "Quy định cụ thể nào liên quan trực tiếp đến việc thông quan 91 xe BMW này thôi?" - chủ tọa truy vấn. Dù thế, đại diện ngành hải quan giữ nguyên ý kiến.

Trong quá trình xét xử vụ án, HĐXX từng trả hồ sơ, yêu cầu tiếp tục điều tra, làm rõ vai trò cán bộ hải quan. Tuy vậy, kết quả điều tra bổ sung chưa thể làm rõ những vấn đề tòa án đặt ra. Vì vậy, bên cạnh mức hình phạt đối với các bị cáo, chủ tọa phiên tòa kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm cán bộ hải quan. Nếu phát hiện sai phạm, cơ quan tố tụng sẽ xử lý theo quy định.

Theo kiểm sát viên Nguyễn Quỳnh Lan (thừa hành quyền công tố tại phiên xử sơ thẩm đường dây buôn lậu ôtô do Việt kiều Mỹ cầm đầu), những bị cáo là công an xã khẳng định bản thân ký giấy tờ vì quen biết, nể nang cấp trên là ông Phan Thanh Hà và không hưởng lợi. Song, sai phạm các bị cáo gây ra khiến nhà nước thất thoát một khoản tiền thuế rất lớn. Vì vậy, họ cần chịu trách nhiệm trước pháp luật. "Chúng tôi không đủ căn cứ ràng buộc trách nhiệm ông Hà vì đó chỉ là lời khai một phía từ các bị cáo, không có bằng chứng cụ thể" - đại diện VKS phân tích.

Trước đó, TAND TP HCM quyết định trả hồ sơ một vụ án buôn lậu có sự cấu kết giữa doanh nghiệp với một số cán bộ hải quan thuộc Chi cục Hải quan cảng Cát Lái. Trong vụ án, VKSND TP cáo buộc Nguyễn Hoàng Sơn, cựu cán bộ Chi cục Hải quan cảng Cát Lái, tội danh "Nhận hối lộ"; Trần Văn Hùng, cựu cán bộ Chi cục Hải quan cảng Cát Lái, tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Hai người này nhận "bồi dưỡng" 180 triệu đồng và tạo điều kiện thông quan hàng lậu. Sau phần xét hỏi tại tòa, thẩm phán Huỳnh Văn Trực (chủ tọa phiên tòa) nhận thấy lời khai phát sinh nhiều mâu thuẫn với kết luận điều tra. Vì vậy, cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ thêm nhiều tình tiết, trong đó có việc chi, nhận tiền "bồi dưỡng". 

Cần có cơ quan giám sát

Theo nguyên thẩm phán TAND Tối cao Phạm Công Hùng, vụ án có kết quả điều tra đủ bằng chứng truy tố người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ mà không xử lý người nhận hối lộ là vụ án không triệt để. Bởi trong nhiều trường hợp, các bị cáo khai báo rất chi tiết. Nếu cơ quan tố tụng quyết tâm làm đến cùng thì có thể xử lý người nhận hối lộ.

Từ đây, ông Phạm Công Hùng cho rằng nhà nước nên có cơ quan giám sát hoạt động điều tra trong những vụ án như nêu trên nhằm tránh khả năng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo