xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lăn tăn với... "tính chất côn đồ"!

Bài và ảnh: DI LÂM

Cần sớm có văn bản hướng dẫn cách áp dụng thống nhất tình tiết "Có tính chất côn đồ" trong vụ án hình sự

"Phạm tội có tính chất côn đồ" là tình tiết buộc tội, xem xét định khung xuất hiện trong nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích. Trong nhiều phiên tòa, tính chất côn đồ là vấn đề khiến các bên tốn nhiều công tranh tụng.

Áp dụng "chập cheng"

Mới đây, TAND TP HCM tuyên phạt Lê Hiếu Trung 12 năm tù, Lê Thanh Tuấn 9 năm tù, Đào Công Vũ 8 năm tù cùng về tội "Giết người". Do mâu thuẫn trong việc đòi nợ, Lê Tấn Y cầm kiếm xông vào nhà Lê Thanh Tuấn chém nhau với Lê Hiếu Trung và đồng phạm. Sau hỗn chiến, Tấn Y tử vong do bị nhóm Tuấn đánh, chém. Trong bản án, HĐXX nhận định Trung và đồng bọn phạm tội có tính chất côn đồ, nguy hiểm. Vì vậy, cơ quan xét xử áp dụng điểm n khoản 1 Bộ Luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) khi tuyên án. Trong phần tranh tụng, luật sư bào chữa không đồng ý với cáo buộc tính chất côn đồ mà đại diện VKS đưa ra. Vụ án xuất phát từ việc bị hại mang theo hung khí gây sự trước. Luật sư lập luận HĐXX chưa xem xét hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong cáo buộc phạm tội có tính chất côn đồ.

Tương tự, vụ hỗn chiến xảy ra tại quán karaoke Kington (huyện Hóc Môn, TP HCM) làm 2 người thiệt mạng khiến các bên tranh luận quyết liệt về tình tiết côn đồ. Ngoài 3 bị cáo lãnh từ 12-18 năm tù về tội "Giết người", HĐXX phạt bị cáo Hoàng Văn Hưng 2 năm 2 tháng 1 ngày tù về tội "Cố ý gây thương tích". Trong vụ ẩu đả giữa khách hàng với người trong quán trên, Hưng cầm cưa sắt chém nhiều lần vào một nạn nhân. Trước đó, đại diện VKS nêu rõ kết quả giải thích pháp y cho thấy vết thương do Hưng gây ra không phải là nguyên nhân gây tử vong. Do đó, hành vi của Hưng cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".

Tranh luận tại tòa, luật sư phía bị hại phản bác Hưng không mâu thuẫn với nạn nhân. Thấy nạn nhân bị thương nặng, Hưng không những không giúp đỡ mà còn dùng hung khí chém vào vùng trọng yếu trên cơ thể, đuổi chém nhiều lần. Vì thế, Hưng "xứng đáng" với tội danh "Giết người" có tình tiết tăng nặng là "có tính chất côn đồ" hơn tội danh do VKS truy tố.

Tương tự là vụ án Trần Thành Duy giết người lúc di chuyển trên đường trong giờ kẹt xe. Bị hại trong vụ án bóp còi xe, Duy bỏ đi. Sau đó, bị hại đuổi theo gây gổ. Từ đó, Duy ra tay sát hại người bóp còi xe. Hậu quả, Duy lãnh 20 năm tù về tội "Giết người". Cơ quan xét xử cho rằng Duy phạm tội có tính chất côn đồ vì dùng hung khí tước đoạt mạng sống người khác. Dù vậy, bị hại có một phần lỗi vì gây sự trước.

Lăn tăn với... tính chất côn đồ! - Ảnh 1.

Các bị cáo trong vụ hỗn chiến ở quán karaoke hầu tòa

Cần hướng dẫn mới

Hiện cơ quan xét xử áp dụng Công văn số 38/NCPL do TAND Tối cao ban hành từ năm 1976 và kết luận của chánh án TAND Tối cao tại hội nghị tổng kết ngành tòa án năm 1995. Trong khi, Bộ Luật Hình sự trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung.

Văn bản ban hành cách đây hơn 40 năm hướng dẫn "có tính chất côn đồ" là hành động của những kẻ coi thường pháp luật, luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người... Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng hiện việc đánh giá hành vi có tính chất côn đồ trong vụ án phần nhiều phụ thuộc vào kiểm sát viên, thẩm phán, HĐXX. Nói cách khác, cơ quan tố tụng áp dụng thiếu thống nhất.

Theo quy định, nếu nội dung luật hết hiệu lực thì văn bản pháp quy dưới luật đó sẽ hết hiệu lực theo. Tuy vậy, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có văn bản hướng dẫn những văn bản hướng dẫn thi hành luật dù cũ nhưng không trái với tinh thần thực thi pháp luật chung thì có hiệu lực bình thường. Do đó, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đến nay vẫn tồn tại. Trường hợp "có tính chất côn đồ" tương tự. "Cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn, thông tư liên tịch hoặc văn bản hướng dẫn từ TAND Tối cao về tính chất côn đồ trong vụ án hình sự" - luật sư góp ý.

Luật sư Hà Ngọc Tuyền (Đoàn Luật sư TP HCM) khẳng định rất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp phạm tội giết người có tính chất côn đồ. Luật sư băn khoăn: "Có thể nói, 90% vụ án giết người nằm trong khung hình phạt điểm n khoản 1 điều 93 Bộ Luật Hình sự (trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ), do đó nên tháo gỡ vướng mắc này để thực thi luật pháp đúng hơn về lý và tình". 

Một án lệ

TAND Tối cao có Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết "Có tính chất côn đồ" trong tội "Giết người" có đồng phạm. Án lệ đưa ra tình huống vụ án có đồng phạm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt, các đồng phạm rủ nhau đánh dằn mặt bị hại. Khi thực hiện tội phạm, người thực hành dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay của bị hại; việc bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của người thực hành. Người xúi giục không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng mã tấu chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại nhưng đã để mặc cho hậu quả xảy ra.

Trường hợp này, người thực hành phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" với tình tiết định khung là "Có tính chất côn đồ". Người xúi giục bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" nhưng không bị áp dụng tình tiết định khung "Có tính chất côn đồ".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo