xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giết mổ và tiêu thụ mèo số lượng lớn, có vi phạm pháp luật?

Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM)

(NLĐO) - Việc giết mổ, vận chuyển chó, mèo không đảm bảo an toàn nếu bị phát hiện chỉ xử phạt hành chính; ngoài ra, chưa có quy định về xử lý hình sự cho hành vi này.

Vừa qua, cả trăm con mèo bị làm thịt, giấu trong xe khách đang trên đường vận chuyển từ Thái Bình vào tỉnh Bình Dương đã bị lực lượng chức năng phát hiện, gây bức xúc trong dư luận. Vụ việc này đặt ra nhiều câu hỏi và vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi giết mổ và tiêu thụ vật nuôi là chó, mèo – những loài động vật rất gần gũi với con người. 

Về hành vi giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo: Hiện nay chuyện chó, mèo bị giết thịt để làm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhiều người không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. 

Giết mổ và tiêu thụ mèo số lượng lớn, có vi phạm pháp luật? - Ảnh 1.

Cả trăm con mèo bị phát hiện trên xe khách

Trên thế giới, trong khi ở nhiều nước vẫn coi thịt chó, mèo là món ăn bổ dưỡng, là một loại đặc sản thì một số quốc gia lại coi hành vi này là vô nhân đạo, phạm pháp và cần có chế tài, xử phạt nghiêm khắc đi kèm. Một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm giết mổ chó mèo như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Nhật... 

Theo đó, các hành động đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc hay bất cứ hành vi ngược đãi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần cho chó, mèo, gây bệnh hoặc khiến chúng tử vong sẽ bị quy thành tội danh hành hạ động vật và đối mặt với các hình phạt phạt tiền, hoặc hình phạt tù.

Trở lại với quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào những quy định đang có hiệu lực tại thời điểm hiện tại thì hành vi giết mèo (vật nuôi) để làm thực phẩm không là hành vi bị cấm cho nên cơ sở giết mổ những con mèo trong vụ việc này cũng như việc vận chuyển của xe khách nêu trên không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy vậy, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định khá chặt chẽ về quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo; điều kiện đối với cơ sở giết mổ, việc vận chuyển sản phẩm sau khi giết mổ đến nơi tiêu thụ,…

Theo đó, trong vụ việc trên, nếu có cơ sở để chứng minh những con mèo bị giết và được ướp lạnh để vận chuyển vào Bình Dương tiêu thụ qua việc không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số thịt mèo bị giết mổ; không có giấy tờ chứng minh về an toàn vệ sinh thực phẩm; việc bảo quản vận chuyển động vật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y .

Ngày 18-11-2018, Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào năm 2020 có quy định rất mới về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi. Trong đó ghi nhận việc giết mổ vật nuôi cần phải hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi. Phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến cảnh đồng loại bị giết mổ. Đây là quy định chưa có hiệu lực nhưng xin được phép đưa ra để cùng tham khảo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo