xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để đòi lại nhà cho thuê vừa được việc, vừa không vi phạm pháp luật

Bài và ảnh: Phạm Dũng

(NLĐO) - Việc một dố người thuê giang hồ đập phá đòi nhà cho thuê là vi phạm pháp luật nhưng các chuyên gia pháp lý nhận định mọi vấn đề đều có nguyên nhân. Vậy đòi nhà như thế nào mới đúng pháp luật?

Vừa qua, Công an TP HCM đã tạm giữ 10 đối tượng liên quan đến vụ hàng chục thanh niên xông vào đập phá nhà hàng ở số 10 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM. Đây là một trong những vụ ngang nhiên tấn công nơi kinh doanh gây bức xúc trong dư luận.

Những kẻ bất chấp

Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã tạm giữ Nguyễn Văn Phước (SN 1990, ngụ quận 7), Hán Hoàng Thùy Trang (SN 1990, vợ Phước), Nguyễn Trung Hậu (Hậu "ba lắc", SN 1991, ngụ quận 1) cùng 7 đối tượng khác.

Tại cơ quan điều tra, vợ chồng Phước khai nhận mua lại căn nhà này từ ông Phạm Văn Hướng. Tuy nhiên, do ông Hướng đang cho bà Nguyễn Thị Hà Đông (SN 1982, ngụ TP Hà Nội) thuê, muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ông Hướng phải trả lại tiền cọc cũng như đền hợp đồng. Chính vì vậy, giữa ông Hướng và vợ chồng Phước thống nhất để bà Đông tiếp tục thuê.

Để đòi lại nhà cho thuê vừa được việc, vừa không vi phạm pháp luật - Ảnh 1.

Nhóm giang hồ tấn công đòi căn nhà số 10 Nguyễn Công Trứ, quận 1

Phước khai từ tháng 11-2018 đến tháng 1-2019, bà Đông không thanh toán tiền thuê nhà nên vợ chồng Phước đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê (có thông báo gửi cho bà qua đường bưu điện). Sau đó, Phước đã bỏ ra 500 triệu đồng nhờ "anh em xã hội" lên kế hoạch đuổi bà Đông ra khỏi căn nhà này.

Chiều 7-8, nhiều thanh niên đeo khẩu trang xông vào nhà số 10 Nguyễn Công Trứ (quận 1) đập phá đồ đạc rồi tẩu thoát. Qua điều tra, Công an TP HCM đã tạm giữ hình sự vợ chồng Phước khi hai người này chuẩn bị làm thủ tục xuất cảnh đi du lịch Hàn Quốc. Bị tạm giữ, các đối tượng đã tỏ ra ăn năn khi nhận thức hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Đây không phải lần đầu các đối tượng giang hồ tấn công nơi kinh doanh do được các bên tranh chấp thuê đến quậy phá.

Trước đó, đầu tháng 6-2019, một vụ hỗn chiến tương tự cũng diễn ra trước shop thời trang tại số 63 Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận. Theo thông tin từ công an, bà Đặng Thị Thùy Lan (SN 1972) cho ông Nguyễn Văn Khôi (SN 1979) thuê nguyên căn nhà 61 Lê Văn Sỹ và một phần căn nhà số 63 nói trên để mở shop thời trang với thời hạn hợp đồng 4 năm.

Sau khi kinh doanh được 2 năm, ông Khôi đi nước ngoài, giao nhà cho người thân là ông Lê Bùi Tường Văn (SN 1984) quản lý. Bà Lan bán căn nhà số 63 Lê Văn Sỹ và giao cho người mua vào tháng 5-2019. Vì chấm dứt trước thời hạn nên bà Lan yêu cầu phía thuê nhà thanh lý hợp đồng và bà sẽ bồi thường. Tuy nhiên, hai bên không đạt được thỏa thuận.

Từ đó, hai bên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và đỉnh điểm là chiều 4-6, một nhóm thanh niên mang theo nhiều hung khi đến hỗn chiến với nhóm người đang sửa chữa, có mặt tại căn nhà này. Vụ việc khiến người đi đường và người dân địa phương một phen khiếp vía vì hai bên lao vào "xử" nhau như phim hành động.

Ngày nay, với sự ra đời của nhiều công ty đòi nợ thuê trong đó rất nhiều công ty đòi nợ biến tướng, hoạt động theo kiểu giang hồ và nhiều người muốn giải quyết chuyện tranh chấp dân sự của mình một cách nhanh chóng nên đã tìm đến những công ty này. Nhiều chuyên gia pháp luật nhận định, khi hành động kiểu giang hồ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì không những kẻ gây ra vụ việc bị truy cứu mà người thuê cũng sẽ vướng vòng lao lý.

Cần sống đúng pháp luật

Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Đoàn Luật sư TP HCM) nhìn nhận: Đòi nhà cho ở nhờ, nhà cho thuê, nhà khi đã có quyết định của tòa án; hiện nay, vấn đề này là một thực trạng nhức nhối, thời sự. Mặc dù chúng ta vẫn đang sống và làm việc theo các quy định pháp luật hiện hành nhưng luật chưa đủ răn đe, chưa thật sự mạnh, vì vậy một số trường hợp người dân dùng các biện pháp “ngoài luồng” để đòi nhà. 

Để đòi lại nhà cho thuê vừa được việc, vừa không vi phạm pháp luật - Ảnh 2.

Căn nhà ở Phú Nhuận chủ chấp nhận đền hợp đồng nhưng người thuê không chịu dọn đi

Chẳng hạn, nếu cho rằng mình bị lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm hữu, xâm nhập gia cư bất hợp pháp, người dân có quyền tố giác tội phạm tới cơ quan công an.

 "Với những trường hợp phía người đang chiếm hữu, đang quản lý, sử dụng chây ì không chịu trả, không chịu dời đi với nhiều lý do khác nhau thì phải kiện ra tòa. Mà đến tòa thì nhiều khi vụ án bị kéo dài vì đủ thứ lý do như: Vướng giám định hay bị đơn (phía người đang chiếm hữu, đang quản lý, sử dụng) không hợp tác, trì hoãn, vắng mặt không tới tòa... Xử sơ thẩm xong, bị đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm rồi lại tìm cách trì hoãn. Đến khi bản án có hiệu lực, cơ quan thi hành án có vào cuộc cũng phải mất thời gian xác minh, thỏa thuận… Đó là chưa kể nếu bị đơn kịp tẩu tán tài sản hoặc chống đối thì có khi chủ nhà chỉ "thắng kiện trên giấy"- luật sư Lưu Tấn Anh Toàn phân tích.

Theo luật sư Toàn, vì những lý do như sợ ra tòa sẽ lâu nhận nhà, sợ thẩm phán tiêu cực không khách quan… nên nhiều chủ nhà nhờ tới xã hội đen giải quyết. Mà xã hội đen thì hay đe dọa, khủng bố tinh thần, hành hung, đập phá tài sản… Vì vậy, lắm khi chưa đòi được nhà, thì cả chủ nhà lẫn anh chị xã hội đen đều phải vào tù do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Vậy làm thế nào để đòi được nhà nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, vẫn đúng quy định của pháp luật?

 Về vấn đề này, luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM) nhấn mạnh: "Để tạo niềm tin cho người dân thì các cơ quan như công an, tòa án, thi hành án phải thật sự có trách nhiệm, công tâm, khách quan, không tiêu cực, tuân thủ đúng thời hạn do pháp luật quy định. Khi người dân có trình báo, tố giác thì ngay lập tức cảnh sát khu vực phải đến hiện trường ghi nhận sự việc, đánh giá tình hình ban đầu, xin ý kiến chỉ huy, tôn trọng và đảm bảo cho người chủ thật sự và người đang quản lý, chiếm hữu, sử dụng phải có cam kết và lực lượng công an phải cử người giám sát việc cam kết, nếu có vi phạm thì tạm dừng và giao lại cho người chủ sở hữu thật sự, đúng sai như thế nào chờ tòa án giải quyết"

Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn nói: "Khi vụ việc ra đến tòa thì những vấn đề đòi đất, đòi nhà là rất bức xúc, cấp bách, nên chỉ cần tòa án làm đúng các quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, thì người đi đòi nhà sẽ rất an tâm và tuân thủ mọi quy định của pháp luật, tin vào Đảng, nhà nước và pháp luật Việt Nam. Còn khi đến giai đoạn thi hành án, thì các vấn đề ai là chủ sở hữu thật sự, đã được Quyết định, bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật, thì cơ quan thi hành án phải bắt ngay vào việc lên phương án cưỡng chế, di dời; báo cáo lập tức lên Ban chỉ đạo thi hành án Quận, huyện, để chỉ đạo các cơ quan, các lực lượng phối hợp đồng bộ, quyết liệt để trả lại nhà cho chính chủ! 

Người chủ thật sự còn cần phải nhận được sự đồng thuận, tạo điều kiện của các bên như điện lực, cấp nước; nếu chủ thật sự chứng minh được quyền sở hữu thì phải cắt điện, nước với bên đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản đó và những hộ gia đình xung quanh cũng chung tay, thì mới tạo nên sức ép cho bên xâm hại.

“Nên rất cần những hướng dẫn, những quy định liên quan của pháp luật, của từng ngành về vấn đề đòi nhà, chiếm hữu nhà bất hợp pháp này”- Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo