xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Chết uất” vì tờ giấy viết tay!

Bài và ảnh: Di LÂM

Tờ giấy viết tay trong mua bán nhà đất thực tế từ lâu không được công nhận nhưng vẫn có nhiều người bất chấp, đẩy gia đình vô thế kiện tụng không lối thoát

Hai vụ án tranh chấp nhà đất kéo dài cả chục năm ở huyện Nhà Bè, TP HCM và huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã nêu lên những nỗi thống khổ từ việc mua bán bằng giấy tay gây ra.

Cầm cự trong tuyệt vọng

11 năm ở trong căn nhà do mình bỏ tiền ra mua cũng là khoảng thời gian 3 gia đình ông Nguyễn Đình Toàn, ông Nguyễn Minh Tâm và bà Nguyễn Băng Tuyền (ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM) sống trong lo lắng, bức xúc. Vì mua bán bằng giấy tờ tay nên đến nay, họ vẫn chưa có giấy tờ nhà.

Không chỉ vậy, 3 căn nhà còn nằm trên mảnh đất tranh chấp do bị mua đi bán lại nhiều lần bằng giấy tay. Trong khi đó, kẻ bán nhà đã “xộ khám” vì tội lừa đảo nên họ chẳng biết bấu víu vào đâu.

Ngày 19-12-2003, bà Nguyễn Thị Bích Nga được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất 265 m2 tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Đến năm 2004, bà Nga bán mảnh đất này cho ông Nguyễn Văn Lâm. Hai bên giao dịch bằng giấy viết tay. Dù vậy, 11 ngày sau, bà Nga lại làm hợp đồng chuyển nhượng cả khu đất cho bà Nguyễn Thị Phượng Em. Bà Nga cho biết do không có đủ tiền trả nên ông Lâm đề nghị bà chấm dứt hợp đồng và bán miếng đất cho người khác. Song, khoảng 1 tháng sau, ông Lâm tiếp tục bán mảnh đất này cho ông Phạm Ngọc Sáu.

 

Hồ sơ một vụ kiện tụng kéo dài vì mua bán bằng giấy tay
Hồ sơ một vụ kiện tụng kéo dài vì mua bán bằng giấy tay

 

Sau đó, ông Sáu chia nhỏ khu đất, xin giấy phép rồi xây nhà bán cho gia đình ông Nguyễn Đình Toàn, ông Nguyễn Minh Tâm và bà Nguyễn Băng Tuyền (giá 300 - 350 triệu đồng/căn). Giao dịch không có chứng nhận của địa phương, chỉ có tờ giấy mua - bán viết tay làm tin. Từ năm 2004 - 2005, 3 gia đình lần lượt dọn vào sinh sống.

Ông Sáu cam kết làm thủ tục ra sổ hồng cho từng căn. Tuy nhiên, ông Toàn, ông Tâm và bà Tuyền chờ mãi mà không thấy giấy tờ như thỏa thuận. Vì thế, năm 2009, 3 gia đình kiện ông Sáu ra tòa. Đến năm 2012, bà Phượng Em cũng gửi đơn kiện 3 gia đình để đòi lại mảnh đất đã mua.

“Chúng tôi cả tin nên bị lừa, dính vào kiện tụng triền miên nhưng cũng đành “cố đấm ăn xôi” để bảo vệ tài sản do mình bỏ mồ hôi, công sức làm ra. Chỉ có căn nhà làm mảnh đất cắm dùi, nếu mất thì chúng tôi không biết đi đâu” - ông Toàn rầu rĩ.

Vụ kiện đến nay vẫn chưa ngã ngũ. “Đầu nậu” Phạm Ngọc Sáu hiện “bóc lịch” về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nhiều người dân ở huyện Nhà Bè cho biết trước khi vào tù, ông này là cò nhà đất khét tiếng, chuyên mồi chài, lừa đảo cả người bán và người mua.

“Quýt làm, cam chịu”

Năm 2005, vợ chồng anh Trương Công Khanh - chị Nguyễn Thị Bon (ngụ xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) mua của vợ chồng anh Dương Thành Phương - chị Nguyễn Thị Riếp (xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) hơn 9.800 m2 đất ở xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú. Hợp đồng mua bán do 2 bên viết tay có tiêu đề “Tờ sang nhượng đất”, không được cơ quan thẩm quyền chứng thực.

Sau đó, 2 bên hoàn tất thủ tục sang tên. Khi anh Khanh và chị Bon đến nhận đất canh tác thì bất ngờ bị ông Nguyễn Văn Tần (ngụ xã Ô Long Vĩ) tranh cản. Vợ chồng anh Khanh đệ đơn kiện bên bán.

Ra tòa, vợ chồng Phương cho hay anh chị có cho gia đình ông Tần thuê miếng đất này và yêu cầu ông trả tài sản. Trong khi đó, ông Tần trình bày mình đứng tên chủ sở hữu mảnh đất, không bán hay thuê của ai. Trước đây, con gái của ông có mượn tiền vợ chồng anh Phương nên ông đưa giấy tờ đất làm tin. Nay con ông đã trả hết nợ nên ông yêu cầu anh Phương giao lại giấy tờ đất. “Tôi không biết và không ký tên trong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất” - ông Tần khẳng định.

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Tần lập luận rằng “Tờ sang nhượng đất” nêu trên thực hiện trái pháp luật nên vô hiệu. Do đó, việc UBND huyện Châu Phú chuyển quyền sử dụng đất từ anh Phương sang anh Khanh là không đúng trình tự pháp luật.

Tuy nhiên, năm 2007, TAND huyện Châu Phú buộc ông Tần trao trả mảnh đất. Ông Tần làm đơn kháng cáo nhưng cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ông tiếp tục khiếu nại, VKSND Tối cao làm đơn kháng nghị. Đến tháng 4-2009, Hội đồng Giám đốc thẩm tòa Dân sự - TAND Tối cao quyết định trả hồ sơ cho TAND huyện Châu Phú xét xử lại.

Từ đó đến nay đã hơn 6 năm, TAND huyện Châu Phú vẫn chưa xét xử lại vụ án. Trong khi đó, vợ chồng anh Khanh đang khốn khổ vì gần như toàn bộ tài sản đã đổ vào mua đất nhưng không được canh tác lại phải dính chuyện kiện tụng.

 

Trục lợi nhờ kẽ hở quản lý

Theo luật sư Nguyễn Văn Hòa, Đoàn Luật sư TP HCM, sơ suất của cơ quan chức năng khi cấp phép xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất bừa bãi, thiếu giám sát, thẩm tra là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tranh chấp như trên. Kẽ hở trong quản lý và sự hạn chế trong tiếp cận thông tin của người dân dẫn lối cho các đối tượng môi giới trá hình, lừa đảo trục lợi khiến nhiều gia đình trắng tay. “Trước khi giao dịch, người dân nên xác minh kỹ giấy tờ, nghe tư vấn pháp luật để làm các thủ tục đúng trình tự” - luật sư Hòa góp ý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo