xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các bị cáo nguyên lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng nghẹn ngào

Tin-ảnh: Ph.Dũng

(NLĐO) – Trong phần nói lời sau cùng, các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng xin giảm án cho các nhân viên dưới quyền

Sau 22 ngày xét xử, chiều 17-1, phiên tòa phúc thẩm "đại án" xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) kết thúc phần tranh luận. Các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án. Dự kiến, ngày 24-1 tòa tuyên án.

Là người đầu tiên nói lời sau cùng, cựu Chủ tịch VNCB Phạm Công Danh cảm ơn các cơ quan tố tụng tạo điều kiện cho bị cáo chữa bệnh, đối đáp, tranh luận và nêu quan điểm của mình tại tòa.

Phạm Công Danh tái khẳng định quan hệ giữa mình và ông Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) là quan hệ vay mượn, trong đó Phạm Công Danh là bị hại.


Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên phúc thẩm

Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên phúc thẩm

Phạm Công Danh thành khẩn mong tòa xem xét bối cảnh tiếp quản Ngân hàng Đại Tín. “Bị cáo tự hào kế thừa một thương hiệu trên 55 hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống của gia đình để tạo dựng Tập đoàn Thiên Thanh danh tiếng, vững mạnh hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Với mong muốn xây dựng đất nước, bị cáo đã mua Ngân hàng Đại Tín để xây dựng lại ngân hàng này. Nhưng khi tiếp quản, ngân hàng nợ xấu rất cao (trên 95% là nợ xấu không có khả năng thu hồi), luôn bị đặt dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Bị cáo đã không lường trước được những khó khăn” - Phạm Công Danh trình bày.

Bị cáo Danh cũng trình bày đã bán hàng chục căn nhà để xây dựng ngân hàng, duy trì thanh khoản. Bị cáo không lấy bất cứ đồng nào của của VNCB. Bên cạnh đó, Phạm Công Danh cũng cảm ơn công tố viên đề nghị truy thu 100% tài sản để khắc phục hậu quả, đến thời điểm hiện tại đã khắc phục được 72%.

Phạm Công Danh nghẹn ngào xin miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ cho các nhân viên của mình. “Do các nhân viên tin tưởng tôi, họ là những con ong chăm chỉ, là những người nổ lực làm việc để xây dựng ngân hàng và không hề hưởng lợi gì. Bị cáo xin lỗi những nhân viên của mình cũng như gia đình của họ vì đã đau khổ, lo lắng cho người thân của mình phải dính vòng lao lý” - Phạm Công Danh nói như muốn khóc.

Trong lời nói sau cùng, Phan Thành Mai (SN 1971, nguyên Tổng Giám đốc VNCB) cho biết trong suốt 30 tháng kể từ khi bị bắt giữ, bị cáo luôn đau đáu về hậu quả đã xảy ra tại VNCB. Theo bị cáo Mai, nguyên nhân những hậu quả này bởi vì khi tiếp quản, Ngân hàng Đại Tín có nợ xấu quá lớn; quá trình chuyển giao giữa nhóm Phú Mỹ và nhóm Thiên Thanh không thành công; ngân hàng không có nguồn thu.

Cũng giống Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương (SN 1983, nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) đều xin giảm nhẹ cho các nhân viên của mình vì những người này không có tư lợi gì, không thể làm gì khác.

Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm

Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên phúc thẩm đã giữ nguyên quan điểm cần xem xét trách nhiệm hình sự của bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quý Thanh vì đã giúp sức cho Phạm Công Danh rút tiền của VNCB.

Theo đó, việc chuyển 5.190 tỉ đồng sang tài khoản của Phạm Công Danh là đã có sự đồng ý của chủ tài khoản. Ngoài ra, việc bà Bích thế chấp các sổ tiết kiệm tại VNCB là giao dịch giả tạo, được làm với mục đích giúp ông Danh rút tiền từ VNCB. Tiền vay đã không được sử dụng đúng mục đích và “người vay không sử dụng vốn vay”. Đại diện VKSND bác bỏ lập luận của phía bà Bích cho rằng tiền đã được chuyển đi mà chủ tài khoản không đồng ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo