xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng nổ tội phạm công nghệ cao

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Tội phạm công nghệ cao tăng đột biến nhưng trình độ về công nghệ của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả điều tra, xét xử chưa như mong đợi

Ông Dương Ngọc Hải, Phó Viện trưởng VKSND TP HCM, nhận định như trên tại buổi hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn TP HCM” do VKSND TP tổ chức ngày 12-11.

Không bắt được kẻ cầm đầu

Trong 3 năm qua, cơ quan điều tra 2 cấp đã khởi tố 127 vụ tội phạm công nghệ cao. Đáng chú ý, số vụ trong năm 2015 tăng đột biến với quy mô tội phạm, hình thức rất đa dạng như nhóm tội lừa đảo, sử dụng mạng để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, sử dụng mạng để chiếm đoạt tài sản…

Nhóm đối tượng người nước ngoài bị Công an TP HCM bắt giữ do lừa đảo qua điện thoại
Nhóm đối tượng người nước ngoài bị Công an TP HCM bắt giữ do lừa đảo qua điện thoại

Nổi lên trong thời gian qua là các vụ giả danh cơ quan công quyền như công an, viện kiểm sát, tòa án để hù dọa, lừa đảo người dân chuyển tiền vào tài khoản chỉ định để chiếm đoạt. Các đối tượng nhắm vào những phụ nữ nghỉ hưu hoặc các bà nội trợ. Khi phát hiện, khám phá vụ việc, lực lượng công an cũng chỉ bắt giữ được những đối tượng trung gian còn kẻ cầm đầu thường thoát án do điều hành đường dây lừa đảo từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, không ít bị can dùng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản là nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên kế toán, thu ngân của các công ty lớn. Vừa qua, Công an TP HCM đã khám phá vụ án Lê Thị Phương Thảo, nhân viên thu hồi nợ cho trung tâm thẻ của một ngân hàng. Sau khi nhận thông tin của khách hàng chấm dứt sử dụng thẻ tín dụng thanh toán, Thảo không báo về trung tâm mà tự thay đổi thông tin của chủ thẻ rồi dùng các thẻ mới được cấp lại để mua hàng, chiếm đoạt của ngân hàng hơn 380 triệu đồng.

Hiện nhiều công ty và doanh nghiệp bị các đối tượng ở nước ngoài đột nhập hộp thư điện tử để lừa đảo. Cụ thể, Công ty N.Đ.H.N sử dụng 2 hộp thư điện tử để trao đổi với Công ty C.F (Mỹ). Trong quá trình mua bán, hacker đã trộm mật khẩu và lập một email giống hệt email của Công ty N.Đ.H.N để trao đổi với Công ty C.F, thông báo yêu cầu chuyển hơn 24.000 USD rồi chiếm đoạt.

Tương tự, 2 người nước ngoài cùng đồng bọn đã đột nhập lấy dữ liệu của Công ty H.S, Công ty S.V bị chiếm đoạt hơn 31.000 USD, Công ty V.N cũng bị lừa gần 18.000 USD.

Thiếu tích cực hợp tác trong đấu tranh, xử lý

Theo đại tá Nguyễn Minh Thông, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP HCM, nhiều người bị lừa do ý thức cảnh giác rất kém. Việc đấu tranh, phòng chống loại tội phạm công nghệ cao gặp nhiều khó khăn vì chưa có sự phối hợp của các cơ quan chức năng khác nhau. Không ít địa phương ngại đấu tranh với loại tội phạm này vì rất khó khăn, chi phí phục vụ điều tra và phá án cao. Đơn cử như có địa phương ở miền Bắc sau khi nhận được các tin báo tội phạm công nghệ cao thì né tránh, hướng dẫn bị hại đến TP HCM tố cáo vì… tiền được chuyển vào ngân hàng có trụ sở ở TP HCM (!).

“Cần thiết phải thành lập Phòng CSĐT tội phạm công nghệ cao vì tốc độ phát triển công nghệ thông tin rất nhanh, tội phạm có thể thâm nhập hệ thống ngân hàng, hệ thống các cơ quan nhà nước… nên cần đề phòng. Bên cạnh đó, cần đầu tư công nghệ và con người, có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nhân tài đầu quân cho lĩnh vực này” - đại tá Nguyễn Minh Thông kiến nghị.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh và ma túy VKSND TP HCM - đánh giá: Nhiều ngân hàng đang bất hợp tác với công an, VKS khi phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu sao kê tài liệu chứng minh tội phạm thì một số ngân hàng không làm hoặc cung cấp dữ liệu không đầy đủ khiến việc điều tra gặp khó khăn.

“Việc xác định bị hại, số tiền chiếm đoạt trên thực tế trong các vụ án công nghệ cao còn gặp quá nhiều rắc rối. Trong quá trình điều tra và truy tố có ít bị hại đến trình báo nhưng khi ra tòa thì nạn nhân ồ ạt tố cáo. Vì vậy, tòa án phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Song song đó, đối với các bị can, bị cáo là người nước ngoài thì việc ủy thác tư pháp, tương trợ tư pháp quá gian nan. Nhiều nước sau khi phía ta gửi yêu cầu, họ không hồi âm và nếu hồi âm thì kết quả không như mong đợi. Do vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành để việc đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao đạt hiệu quả hơn” - ông Dương Ngọc Hải nhấn mạnh.

Chống tội phạm bằng tin nhắn

Thượng tá Lý Thái Sơn, Đội trưởng Đội 9 Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an TP HCM, khuyến cáo: Nếu người dân bị lừa thì phải tố cáo ngay đến cơ quan công an để kịp thời xác minh, khám xét và ngăn chặn cũng như thu thập chứng cứ đúng quy trình tố tụng.

Thời gian qua, các nhà mạng di động phối hợp với ngành công an nhắn tin cảnh báo đem lại hiệu quả đáng kể. Nhiều người dân không thể lên mạng hoặc đọc báo để có thông tin. Do vậy, việc nhắn tin đến từng thuê bao là việc làm rất thiết thực. Qua đó cho thấy công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh hơn nữa đến từng người dân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo