xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bà Hứa Thị Phấn lũng đoạn Trustbank như thế nào?

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Không chỉ thực hiện hàng loạt hành vi trái pháp luật để chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng, bà Hứa Thị Phấn còn lôi kéo người thân, con cháu vào con đường lao lý như mình

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bà Hứa Thị Phấn (SN 1947, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín - Trustbank) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Ngoài bà Phấn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn đề nghị truy tố Lâm Hứa Quỳnh Trinh (SN 1983, nguyên nhân viên Trustbank), Huỳnh Thị Xuân Dung (SN 1959, nguyên Giám đốc Công ty Phúc Nguyễn), Bùi Thị Kim Loan (SN 1978, nguyên Phó Giám đốc Công ty Phúc Nguyễn), Phạm Hồng Hảo (SN 1978, nguyên nhân viên Trustbank) và Lâm Kim Dũng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang) cùng về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Thực hiện dự án "ma"

Bà Phấn tuy chỉ giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT và cố vấn Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Đầu tư Trustbank nhưng lợi dụng việc sở hữu 84,92% vốn điều lệ Trustbank đã nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, bà Phấn đã thâu tóm toàn bộ HĐQT, ban điều hành 2 chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, tín dụng, cố ý làm trái để chiếm đoạt tiền.

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, bà Phấn cùng 6 đồng phạm phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" do đã chỉ đạo Trustbank đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản (BĐS) do 3 công ty của bà Phấn làm chủ đầu tư để chiếm đoạt và sử dụng cá nhân gần 1.038 tỉ đồng. Cụ thể là các công ty: Công ty CP Phú Mỹ, Công ty Địa ốc Lam Giang và Công ty TNHH Phú Mỹ. Trong đó, từ khi thành lập, Công ty CP Phú Mỹ và Công ty Địa ốc Lam Giang không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, không có năng lực tài chính để thực hiện dự án. Đến nay, trong 4 dự án đầu tư chỉ có duy nhất dự án đầu tư KCN Tân Đông Hiệp B (tỉnh Bình Dương) còn giữ nguyên tình trạng đầu tư, hoạt động từ thời điểm Trustbank góp vốn đến nay. Dự án Phú Mỹ Garden II đã bị rút giấy chứng nhận đầu tư; dự án The Star City và dự án Go-Go City chỉ dừng lại ở việc chấp thuận địa điểm đầu tư.

Bà Hứa Thị Phấn lũng đoạn Trustbank như thế nào? - Ảnh 1.

Bà Hứa Thị Phấn tại một phiên tòa

Ngoài ra, các bị can đã thực hiện hành vi nâng khống 4 BĐS khác bán cho Trustbank để chiếm đoạt 437 tỉ đồng. Như vậy trong vụ án này, các bị can đã gây thiệt hại cho Trustbank hơn 1.338 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi một nữ doanh nhân mua lại 90% phần góp vốn Công ty TNHH Phú Mỹ đã thanh toán 136,7 tỉ đồng nên Trustbank còn thiệt hại hơn 901 tỉ đồng.

Lôi kéo người nhà phạm tội

Bộ Công an kết luận ngoài việc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bà Phấn còn lôi kéo nhiều nhân viên dưới quyền là con cháu, người thân vào con đường phạm pháp. Bà Phấn đã chỉ đạo Bùi Thị Kim Loan (kế toán Công ty Phú Mỹ, giúp việc của bà Phấn) cùng một số con cháu và nhân viên dưới quyền thực hiện việc mua đi bán lại, sử dụng thông tin thẩm định giá thiếu căn cứ và nâng khống giá trị một số BĐS. Cụ thể, các BĐS được bà Phấn chỉ đạo nâng khống gồm: căn nhà số 422B Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3; nhà số 10 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 và nhà số 409 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM; nhà mặt tiền đường Quang Trung, phường Vạn Thắng, TP Nha Trang.

Sau đó, bà Phấn đã dùng ảnh hưởng của mình chỉ đạo HĐQT và Ban Điều hành Trustbank mua các BĐS này với tổng giá trị 661,5 tỉ đồng. Trong khi đó, Trustbank đã vượt quá tỉ lệ mua sắm tài sản cố định dẫn tới 4 BĐS này đến nay vẫn chưa thể hạch toán vào tài khoản cố định của ngân hàng. Hành vi này của bà Phấn và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho Trustbank 437 tỉ đồng.

Cụ thể, bị can Huỳnh Thị Xuân Dung là cháu ruột bà Phấn, được bà Phấn thuê làm tạp vụ với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Sau đó, bà Phấn nhờ Dung làm giám đốc Công ty Phúc Nguyễn, giám đốc Công ty Địa ốc Lam Giang... Bà Phấn chỉ đạo Dung ra phòng công chứng bán BĐS số 10 Lý Tự Trọng do Công ty Phúc Nguyễn sở hữu. Dung đã bán BĐS này cho Trustbank với giá 520 tỉ đồng và Trustbank đã chuyển vào tài khoản Công ty Phúc Nguyễn 488 tỉ đồng. Sau đó, bà Phấn chỉ đạo Dung rút tiền mặt để mình sử dụng.

Tương tự, bị can Phạm Thị Hồng Hảo (cháu dâu bà Phấn) đứng tên căn nhà 409 Sư Vạn Hạnh. Sau đó, Hảo đã bán căn nhà này, giúp bà Phấn chiếm đoạt và gây thiệt hại cho Trustbank 31,5 tỉ đồng. Bị can Lâm Hứa Quỳnh Trinh đã giúp bà Phấn mua bán căn nhà 422B Nguyễn Thị Minh Khai, tạo điều kiện cho bà Phấn chiếm đoạt và gây thiệt hại cho Trustbank 28,9 tỉ đồng.

Bà Phấn từng lãnh 30 năm tù

Hiện nay, bà Hứa Thị Phấn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (quận 7, TP HCM) với nhiều chứng bệnh và sức khỏe bị tổn hại 93%. Liên quan đến những hành vi trước đây, ngày 2-11-2018, TAND Cấp cao tại TP HCM đã bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 30 năm tù đối với bị cáo Phấn về các tội: "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo