xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu thụ ôtô lao dốc, vì sao?

NGUYỄN HẢI - HOÀI DƯƠNG

Vừa hồi phục sức mua chưa bao lâu, tiêu thụ ôtô những tháng gần đây có dấu hiệu đi xuống bởi nhiều nguyên nhân

Năm 2022, thị trường ôtô ghi nhận tăng trưởng tốt khi tổng doanh số lần đầu vượt 500.000 xe. Tuy nhiên, tháng 1-2023, toàn thị trường chỉ tiêu thụ được 17.314 xe, giảm mạnh 51% so với tháng trước đó và giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ưu đãi lớn cũng... thua

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều đại lý ôtô ở TP HCM đang trong tình trạng vắng vẻ khách đến hỏi mua hoặc khảo sát giá xe. Thậm chí, không ít đại lý còn vắng bóng nhân viên bán hàng. "Năm ngoái, đại lý chúng tôi có 4 nhân viên bán hàng nhưng từ đầu năm nay, công ty cắt giảm nhân sự còn một người do ít khách quá. Chỉ có một mình tôi làm việc ở đây mà nhiều khi cũng không có việc gì để làm" - nhân viên kinh doanh của đại lý ôtô ở TP Thủ Đức, TP HCM than phiền.

Tiêu thụ ôtô lao dốc, vì sao? - Ảnh 1.

Nhiều đại lý kinh doanh ôtô rơi vào tình trạng ảm đạm suốt mấy tháng nay .Ảnh: NGUYỄN HẢI

Không chỉ cắt giảm nhân sự, sức mua giảm sâu buộc các hãng xe cũng như đại lý phải liên tục "chạy" chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng. Ngay từ cuối quý IV/2022, hãng Toyota đã đưa ra chương trình giảm giá 15-60 triệu đồng/xe, KIA giảm 5-55 triệu đồng/chiếc, Mazda giảm 10-99 triệu đồng/chiếc, Honda giảm 65-100 triệu đồng/xe. Tuy thế, đến đầu năm 2023, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí tiếp tục suy giảm.

Ông Hứa Thái Hùng, quản lý đại lý ôtô Sài Gòn Minh Thiên (TP HCM), cho hay ngoài giảm giá xe từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng mỗi chiếc, các đại lý còn tặng thêm gói phụ kiện gồm hàng chục món với trị giá lên đến hàng chục triệu đồng và miễn lệ phí trước bạ song khách hàng vẫn chưa mấy mặn mà.

Một số đại lý ôtô phản ánh xe tồn kho hiện rất lớn. Lý do là từ giữa năm 2022, khi tình hình đứt gãy nguồn cung được cải thiện, các hãng ồ ạt giao xe cho đại lý theo đơn đặt hàng trước đó, dẫn đến tình trạng "bội thực" nguồn cung. Các đại lý chịu áp lực lớn vì nếu không bán hết mẫu xe đời 2022 thì ôm lỗ lớn bởi mẫu đời 2023 đang được tung ra.

Ông Đào Công Quyết, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam, cho hay sức mua ôtô có dấu hiệu giảm từ 2 tháng cuối năm ngoái dù thời điểm cuối năm thường ghi nhận sức mua tăng. Sở dĩ doanh số bán xe cả năm 2022 trên toàn quốc tăng mạnh là bởi sức mua trong 3 quý đầu năm rất tốt sau thời gian thị trường bị đóng băng do dịch COVID-19 bùng phát. "Kinh tế trong nước khó khăn, lãi suất ngân hàng ở mức cao đã nhanh chóng kéo sức tiêu thụ ôtô từ cuối năm ngoái đến nay giảm xuống. Dù lãi suất có giảm thì khách hàng vẫn cân nhắc thiệt hơn khi mua xe vào thời điểm này bởi sẽ tạo thêm gánh nặng tài chính" - ông Quyết nhìn nhận.

Bà Nguyễn Thị Ngân Hà, Giám đốc bán hàng Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Ôtô Phương Nguyên, cho rằng mức lãi suất hỗ trợ khách hàng khoảng 9%/năm chưa đủ để hấp dẫn người mua. Đa phần khách hàng chờ lãi suất giảm xuống khoảng 5%-6%/năm mới dám "xuống tiền" mua xe. Bởi vậy, thị trường khá ảm đạm, bên bán phải chấp nhận lỗ để xả hàng nếu không muốn ôm nợ ngân hàng với lãi suất cao.

Cần kích cầu bằng chính sách

Theo phân tích của các doanh nghiệp (DN), căn cứ thực tế thị trường ôtô những tháng đầu năm 2023, doanh số toàn thị trường cả năm 2023 dự báo sụt giảm xấp xỉ 17,5% so với năm ngoái. Trong 5 năm tới, thị trường ôtô có nguy cơ giảm 37% sản lượng tiêu thụ nếu không có những giải pháp hỗ trợ trong trung hạn. Điều này đồng nghĩa tốc độ "ôtô hóa" của Việt Nam sẽ chậm lại so với dự kiến, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô.

Các DN cũng cho rằng doanh số tiêu thụ ôtô ấn tượng trong năm 2022 có được là nhờ lực đẩy từ chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ từ tháng 12-2021 đến hết tháng 5-2022. Động thái này đã kịp thời chặn đà suy giảm doanh số bán hàng trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường và khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu rõ nét hơn.

Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam, đánh giá trong giai đoạn 2020-2022, nhờ các chính sách giãn, hoãn nộp các loại thuế, phí, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất, các DN ôtô đã có thêm thời gian cân đối nguồn vốn, bảo đảm thu - chi để tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy vậy, các chính sách hầu như chỉ áp dụng riêng lẻ trong thời gian ngắn nên tác động chưa đủ sâu rộng nhằm tạo được bản lề vững chắc để DN hồi phục hoàn toàn sau dịch COVID-19 và có nguồn lực ứng phó với thách thức mới từ nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cũng theo ông Đào Phan Long, dù thị trường gặp khó song nhiều DN ôtô đã và đang mở rộng sản xuất, gia tăng số lượng mẫu mã xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Điều này giúp giải quyết nhu cầu lao động cũng như thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ. Để hỗ trợ tốt nhất cho DN sản xuất ôtô trong nước, nhà nước cần có những phản ứng chính sách kịp thời, thiết thực. Chẳng hạn, xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong năm 2023; hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ ít nhất trong 1 năm... 

Mệt mỏi vì giải ngân vay mua xe chậm

Theo phản ánh của nhiều đại lý ôtô, khách mua xe phần lớn đều vay trả góp qua ngân hàng. Trong khi đó, từ tháng 9-2022, lãi suất cho vay tăng mạnh lên 11%-14%/năm, thậm chí có ngân hàng cao hơn, cộng với việc giải ngân rất chậm khiến không chỉ người vay mua xe mà đại lý cũng mệt mỏi. Mặt khác, do sức tiêu thụ quá yếu buộc hãng xe và đại lý không thể từ chối hỗ trợ khách mua xe qua ngân hàng.

Tiêu thụ ôtô lao dốc, vì sao? - Ảnh 3.
Tiêu thụ ôtô lao dốc, vì sao? - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo