xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao chúng tôi chọn Grab và Uber, ông Chủ tịch Transerco biết không?

Lương Duy Cường

(NLĐO)- Góp ý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) vào ngày 27-10, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, ông Nguyễn Phi Thường (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) cho rằng taxi truyền thống phải nộp 10% thuế GTGT và 20% thuế TNDN còn Grab, Uber và doanh nghiệp tham gia mạng lưới này chỉ đóng 3% và 2%...


Ông Thường lấy đó để khẳng định có sự bất bình đẳng giữa taxi truyền thống và Grab, Uber và diễn dịch là đang có những bất cập trong chính sách quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải khách bằng xe taxi.

Xin ngỏ vài lời với ông thế này: Số liệu mà ông dẫn, nhìn về cơ học thì quả là có sự bất bình đẳng. Nhưng ông và thường dân như chúng tôi hẳn không đủ tầm nhìn về nguồn thu từ thuế cho ngân sách như các chuyên gia ở Tổng cục Thuế. Vì sao không là 20% mà 3%, không 10% mà 2% thì ngành thuế họ biết thế nào là đúng luật.

Tôi tin là ngành thuế họ không dại để thất thoát nguồn thu đâu mà ông phải lo. Không thất thu thì lấy gì để có sự bất bình đẳng ở đây?

Ông cũng dẫn việc đầu 2016, tại TP HCM chỉ có trên 300 xe dưới 9 chỗ đăng ký chạy hợp đồng thì đến tháng 4-2014 (chỉ sau hơn 1 năm Grab được cấp phép thí điểm) con số này đã tăng lên trên 22.000 xe (gấp 73 lần); tại Hà Nội hiện cũng đã có trên 10.000 xe đăng ký chạy Grab, Uber, gấp hàng chục lần so đầu năm 2016... để kết luận đây thực sự là một áp lực nặng nề đối với giao thông tại Hà Nội và TP HCM.

Lại vẫn là ở con số cơ học là đúng nhưng thưa với ông rằng tại TP HCM chẳng hạn, đầu năm 2016 có trên 300 xe dưới 9 chỗ đăng ký chạy hợp đồng mà chỉ 1 năm sau khi Grab được cấp phép thí điểm thì con số này đã tăng lên trên 22.000 xe. Đấy là số lượng xe tham gia đăng ký chạy hợp đồng chứ có phải là người ta mua mới đâu ông? Cũng có người mua mới nhưng ít thôi chứ không phải là tất cả. Nói tăng xe thì phải theo số lượng đăng ký mới từ CSGT chứ không thể căn cứ vào số đăng ký hợp đồng!

Cho nên, nói như ông thì có khi người ta lại nghĩ số lượng xe tăng vùn vụt như thế hẳn là tội đồ gây ra "áp lực nặng nề đối với giao thông". Vậy thì ở thủ đô Hà Nội, xe buýt nhanh có đường riêng để đi sao vẫn trầy trật mãi thế?

Mà xin thưa với ông rằng ở góc độ của một người đang tham gia quản lý xã hội như ông, khi thấy người dân ùn ùn đăng ký chạy hợp đồng dịch vụ, phát huy được giá trị của tài sản lại kiếm được tiền chân chính thì nên mừng cho họ. Đấy cũng là cách để giảm bớt lãng phí nguồn lực trong dân đấy.

Bây giờ ở Hà Nội, TP HCM, không chỉ dân mà rất nhiều người là cán bộ, công nhân viên chức cũng tham gia đăng ký chạy Grab, Uber. Ở các tỉnh thành khác nếu Grab, Uber được phép hoạt động thì hẳn cũng sẽ vậy. Ông có biết vì sao không?

Lời cuối xin được nói với ông rằng chắc ở cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), ông hẳn không việc gì phải sử dụng tới Grab, Uber. Nhưng thường dân chúng tôi bây giờ khi cần sử dụng tới dịch vụ vận chuyển thì lựa chọn đầu tiên là Grab, Uber (kể cả là ô tô hay xe gắn máy), không được thì mới gọi ta xi truyền thống hay chấp nhận lên phương tiện vận chuyển hành khách công cộng của các ông. Vì sao vậy? Đơn giản là nó quá tiện dụng, tài xế vui vẻ, đã minh bạch lại còn giá rẻ nữa thì không ham mới lạ ông ạ.

Không tin, ông cứ làm một cuộc khảo sát nhanh sẽ biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo