xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Đất vàng" biến thành của riêng, ai hưởng lợi?

Bài: Hiếu Nghi; đồ họa: Anh Thanh

(NLĐO) - Khu "đất vàng" gần 31.000 m2 với 3 mặt tiền nằm ngay quận 5 (TP HCM) vốn thuộc sở hữu Nhà nước đã bị "hóa kiếp" lòng vòng, rơi vào tay tư nhân

Với vị trí đắc địa, giáp 3 mặt đường Trần Nhân Tông, Trần Phú, Lê Hồng Phong - Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (152 Trần Phú, phường 2, quận 5) thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) từ lâu đã được nhiều đại gia bất động sản ngắm nghía.

Năm 2012, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn phải dời về Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Vinataba xin các bộ, ngành lập dự án địa ốc với các công ty tư nhân, bằng cách góp một phần giá trị quyền sử dụng đất.

Dự án được rầm rộ triển khai nhưng chỉ qua vài năm, Vinataba bán dần toàn bộ phần góp vốn của mình cho các đối tác, chỉ thu về tổng cộng 370 tỉ đồng. Từ đó, toàn bộ cổ phần Nhà nước trong dự án đã về tay của một tập đoàn bất động sản tư nhân đình đám.

370 tỉ đồng là số tiền quá bèo so với giá trị khu đất này mà theo các nhà kinh doanh đất đai, vào thời điểm năm 2012 đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Còn theo giá trị đất đai những năm gần đây, con số trên phải được nhân lên gấp nhiều lần. Bởi, xin nhắc lại lần nữa: khu đất trên có diện tích gần 31.000 m2, nằm ở vị trí đắc địa khu trung tâm TP HCM. Nơi mà nhiều người trong giới bất động sản gọi là "đất kim cương", không chỉ là "đất vàng".

Tất nhiên lãnh đạo Vinataba thời kỳ đó và những người thực hiện dự án trên không hề ngây thơ. Họ là những người quản lý doanh nghiệp lâu năm và thừa biết giá trị khu đất lớn đến đâu. Việc góp vốn của dự án hoàn toàn nằm trong những tính toán đã được dự trù kỹ lưỡng để nâng lợi nhuận lên cao nhất và qua đó lợi nhuận của những bên tham gia cũng sẽ được nhiều nhất. Giá trị của khu đất được định giá càng thấp thì chi phí thực hiện dự án càng thấp và hiển nhiên đây là cơ hội để các nhà đầu tư ẳm trọn khu "đất vàng", vốn là đất công.

Đất vàng biến thành của riêng, ai hưởng lợi? - Ảnh 1.

Điều khó hiểu là trước khi đất công bị "hóa kiếp", hồ sơ phải được trình cơ quan chức năng thẩm định, quyết định nhưng không nơi nào có biện pháp can thiệp. Nó bị thâu tóm bằng những chiêu thức cũ và đơn giản nhưng vẫn được chấp thuận cho qua. Dư luận đặt câu hỏi trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở đâu và những người liên quan có dự phần vào giá trị khu đất?

Cũng may, phi vụ "chảy máu đất công" đã không qua mắt được cơ quan thanh tra. Tại kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây đã chỉ rõ trách nhiệm của Vinataba trong việc thực hiện góp vốn dự án tại 152 Trần Phú. Theo đó, Vinataba đã không thực hiện đánh giá lại tài sản là không đúng quy định về quản lý tài sản doanh nghiệp Nhà nước; không xin phép và làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, có nguy cơ thất thoát tiền của Nhà nước, của doanh nghiệp.

Với những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì cùng Bộ Tài chính, UBND TP HCM và các bộ, ngành liên quan thu hồi khu "đất vàng" trên và xử lý các phát sinh.

"Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc đến ngày 31-12-2023 chưa thực hiện được việc thu hồi thì chuyển cơ quan điều tra, Bộ Công an để xử lý theo quy định" - kết luận thanh tra nêu rõ.

Hy vọng, những khuất tất trong quá trình "hóa kiếp" khu đất này sẽ sớm được sáng tỏ.

Trục lợi đất công đã và đang là vấn đề nóng. Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ nhiều diện tích đất công nhưng khai thác không hiệu quả. Nghiêm trọng hơn đã và đang có không ít trường hợp dùng nhiều chiêu trò bắt tay với các tập đoàn tư nhân để thôn tính đất đai của Nhà nước, đặc biệt là những khu đất, bất động sản nằm ở khu trung tâm các đô thị lớn. 

Để "hóa kiếp" đất công, thông thường là có sự tiếp tay của những cán bộ được giao trách nhiệm quản lý. Họ bắt tay nhau định giá đất thấp, chuyển nhượng lòng vòng phần vốn của Nhà nước, dần dần tài sản công rơi vào tay tư nhân. Phần tiền Nhà nước thu được quá nhỏ bé so với giá trị của khu đất.

Những thất thoát kiểu này là vô cùng lớn. Cần phải mạnh tay ngăn chặn, thu hồi để bảo toàn nguồn tài nguyên đất đai, bảo quản tài sản công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo