xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ GD-ĐT “nín thở qua sông”!

Lưu Nhi Dũ

(NLĐO)- Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên đã bước vào năm học mới mà ngành giáo dục vẫn còn ngổn ngang đủ chuyện, thậm chí bị dư luận phản ứng gay gắt nhưng không thấy Bộ GD-ĐT lên tiếng để dân yên tâm

Chuyện lạm thu. Năm nào Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cũng kiên quyết chống lạm thu nhưng nói thì nói, lạm thu vẫn gây đủ chuyện rùm beng từ Bắc chí Nam. 

Chưa đến ngày khai giảng năm học mới, chiều 4-9, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đã phản ứng chuyện lạm thu, các khoản thu đầu năm lên đến 8 triệu đồng. Sự việc đẩy lên cao đến độ Công an xã Sơn Đồng phải mời những phụ huynh đã đăng trên mạng những bức xúc về lạm thu lên làm việc! Đến nay thì đã rõ lỗi ở đại diện hội phụ huynh, giáo viên giờ muốn trả lại tiền nhưng dân chẳng muốn nhận, yêu cầu làm rõ mọi việc.

Lạm thu như vậy không phải là cá biệt. Năm nào cũng xảy ra những vụ bức xúc tương tự!

Trong vài tuần tới, chắc chắn nhiều phụ huynh phải hồi hộp dự những cuộc họp của hội cha mẹ học sinh mà nội dung chủ yếu là để hợp thức hóa những khoản lạm thu mà nhà trường bày vẽ ra.

Lạm thu (cũng như nạn dạy thêm, học thêm) là hai trong những căn bệnh mạn tính của ngành giáo dục nước ta tồn tại nhiều năm qua. Một số cán bộ quản lý trường học cho rằng nếu không lạm thu, nhà trường sẽ không có tiền để hoạt động. Ý kiến này có đúng hay không là một vấn đề cần xem xét nhưng dù bất kể lý do gì, lạm thu chẳng khác nào "móc túi" phụ huynh.

Nước ta được cho là nằm trong số các quốc gia có tổng chi cho giáo dục rất cao, bằng 20% ngân sách quốc gia, bằng 5% GDP. Vậy tại sao vẫn xảy ra lạm thu, thậm chí lạm thu rất lớn?

Bộ GD-ĐT “nín thở qua sông”! - Ảnh 1.

Dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều về cách đánh vần kiểu mới

Chuyện sách giáo khoa (SGK). Chuyện này rất ầm ĩ với sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục mà trọn bộ của nó lên đến… 18 cuốn. Ngoài 3 cuốn được coi là chính (tập 1: Âm - Chữ, tập 2: Vần, tập 3: Tự học), còn lại 15 cuốn là sách khác "ăn theo". Chuyện kinh doanh SGK của Bộ GD-ĐT thì đã quá rõ. Nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT (qua NXB Giáo dục) đã kinh doanh rất hiệu quả SGK với tiền lãi rất lớn. Bộ GD-ĐT làm gì với số tiền lãi khổng lồ ấy?

Tuy nhiên, vấn đề bị phản ứng gay gắt hiện nay chính là chuyện "đánh vần kiểu công nghệ". Công nghệ giáo dục đã được thử nghiệm hơn 40 năm qua, nay áp dụng đại trà ở thời điểm chuẩn bị có chương trình SGK mới là đúng hay sai? Tại sao với vấn đề nhạy cảm như vậy, cho đến nay Bộ GD-ĐT vẫn im lặng? Bộ GD-ĐT không nêu quan điểm để phụ huynh và xã hội yên tâm, mặc cho người dân tranh cãi và chất vấn với nhà trường.

Chống tiêu cực thi cử. Cho đến thời điểm này, sinh viên các trường đại học đã vào học mà kết luận cuối cùng về chuyện tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua vẫn chưa được công bố. Có thể công tác điều tra chưa kết thúc nhưng lẽ ra Bộ GD-ĐT nên lên tiếng để các trường yên tâm tuyển sinh, các em yên tâm bước vào trường đại học. 

Điểm "ảo" của các thí sinh Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn… được giải quyết như thế nào khi mà nhiều em có điểm cao ở các địa phương trên đã vào học các trường ĐH hàng đầu?

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng tuyên bố sẽ xử lý nghiêm những tiêu cực trong kỳ thi vừa qua. Nhưng nếu không làm rõ vụ việc này, cũng có nghĩa là Bộ GD-ĐT đã không chống tiêu cực đến nơi đến chốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo