xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trồng bách hợp - vừa chơi hoa vừa làm thuốc quý

ThS Phan Thị Hồng Thủy

Với hình dáng hoa tương tự loa kèn, bách hợp không chỉ có giá trị làm đẹp mà còn là cây dược liệu quý, giúp người trồng phát triển kinh tế gia đình

Dạo một vòng các chợ hoa đầu mối hoặc cửa hàng hoa tươi, bạn sẽ thấy hoa bách hợp được bày bán. Tuy nhiên, giá thành của hoa bách hợp so với các loại hoa khác luôn rất cao, trung bình khoảng 30.000 - 70.000 đồng/cành. Sở dĩ giá cao vì bách hợp ra hoa theo mùa, củ và hoa lại được người dân sử dụng làm thuốc, số lượng cây trong tự nhiên cũng dần cạn kiệt.

Nhiều công dụng

Bách hợp còn gọi là tỏi rừng (tên khoa học Lilium brownii), thuộc họ Liliaceae. Bách hợp là cây thân thảo, cao từ 0,5 đến 1 m và sống trong nhiều năm.

Thân hành (thường gọi là củ) bách hợp màu trắng đục, có khi phớt hồng và thường rất dễ gãy. Phần hoa thường mọc ở đầu cành với 2-6 hoa to dài khoảng 14-16 cm màu trắng hoặc ngả vàng, hồng nhạt; bao hoa hình phễu khi nở cong ra ngoài. Hoa bách hợp nở vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7; mùa quả rơi từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm.

Trồng bách hợp - vừa chơi hoa vừa làm thuốc quý - Ảnh 1.

Hoa bách hợp (tỏi rừng) tương tự hoa loa kèn Ảnh: LÂM HẢI

Củ bách hợp chứa 30% tinh bột, 4% protit, 0,1% chất béo và vitamin C, còn lại là chất xơ. Củ bách hợp được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y chuyên trị những bệnh: ho, lao phổi, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Củ bách hợp còn có tác dụng dưỡng tâm, thanh nhiệt, lợi tiểu; thường được sử dụng trong các trường hợp huyết áp không ổn định, tim đập nhanh, thường xuyên cảm thấy lo lắng, hồi hộp, căng thẳng. Cây bách hợp giúp điều trị rất tốt những trường hợp suy nhược thần kinh. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy trong thành phần củ bách hợp có chứa rất nhiều vi lượng colchicine, được chứng minh có tác dụng kháng virus HIV rất tốt. Giá bán củ bách hợp khô giao động từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng/kg.

Hiện nay, trên thị trường đã có một vài sản phẩm làm từ cây bách hợp, như các loại trà thảo mộc, mỹ phẩm từ tinh dầu bách hợp hoặc các dạng sản phẩm chức năng khác có kết hợp thành phần bách hợp.

Hoa bách hợp hình dáng tương tự loa kèn, có mùi thơm dễ chịu, mang ý nghĩa thể hiện sự thuần khiết. Hoa bách hợp là biểu tượng của nhiều quốc gia, rất được ưa chuộng để trồng làm hoa kiểng trong vườn hay trong nhà. Hoa bách hợp tươi thường được tận dụng để trang trí, làm đẹp các văn phòng, khuôn viên...với giá bán tương đối cao.

Giải pháp bảo tồn hiệu quả

Hiện nay, lượng cây bách hợp trong tự nhiên giảm rõ rệt, trong khi cách nhân giống truyền thống không đáp ứng đủ nhu cầu trồng làm hoa kiểng và làm thuốc. Giải pháp được đưa ra là sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân giống nhanh loài cây này.

Không chỉ tạo ra cây giống bách hợp mới, phương pháp nêu trên còn tạo ra những dòng lai cho màu hoa mới, đẹp hơn mà trong tự nhiên chưa có; làm phong phú, đa dạng chủng loài. Phương pháp này còn có thể ứng dụng công nghệ hiện đại cho việc nhân số lượng lớn củ bách hợp để làm thuốc, khai thác những hợp chất thứ cấp có trong cây - điều mà phương pháp truyền thống còn hạn chế.

Trồng bách hợp - vừa chơi hoa vừa làm thuốc quý - Ảnh 2.

Nuôi cấy mô cây bách hợp trong phòng thí nghiệm

Với các giống nguyên bản có sẵn trong tự nhiên, để kiếm được một vườn hoa bách hợp lớn tại khu vực phía Nam là rất hiếm. Do cây khi nở hoa cần điều kiện lạnh nên hầu hết bách hợp được trồng ở một vài tỉnh khu vực phía Bắc.

Nếu khai thác dược liệu, chỉ cần trồng và chăm sóc lấy củ thì các địa phương phía Nam vẫn trồng bách hợp được, cây phát triển tốt và cho củ đạt chất lượng. Song, để cây có thể ra hoa, phải xử lý lạnh củ bách hợp trước khi trồng. Tuy nhiên, với các giống bách hợp mới có sức chịu nhiệt và màu hoa được lai tạo thành công, chuyện trồng hoa lạnh ở xứ nóng không còn là vấn đề nan giải nữa.

Mô hình trồng bách hợp để vừa khai thác hoa tươi trang trí vừa tận dụng củ làm dược liệu là phương án nên được xem xét nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, mô hình này vẫn chưa được phát triển do nhiều người còn chưa biết đến công dụng cũng như giá trị của cây bách hợp. Do đó, đây cũng là cơ hội mở ra cho những người đi sớm đón đầu xu hướng mới. 

Bách hợp là loài cây có trong Danh mục Thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm 2 theo Nghị định 32/2006, cần phải hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (Sách đỏ Việt Nam 2007). Hiện nay, 3 khu vực mà bách hợp được bảo vệ nguyên vẹn, có cây mọc tập trung là vách đá đỉnh núi Hàm Rồng, đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn và núi đá ở Ô Quý Hồ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo