xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời tiết thuận lợi để du Xuân

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong dịp Tết Tân Sửu 2021, nhiệt độ trung bình trên cả nước cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1,5-2,5 độ C, thời tiết ấm, thích hợp du Xuân

Nhận định về xu thế thời tiết trong dịp Tết Tân Sửu 2021, ông Trần Quang Năng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết rất ít khả năng xảy ra giông, lốc, sét, mưa đá như Tết Canh Tý. Trên biển Đông chưa có dấu hiệu xuất hiện của bão, áp thấp nhiệt đới.

Miền Bắc sẽ đón Tết ấm

Theo ông Trần Quang Năng, thời tiết khu vực miền Bắc sẽ ấm, có nhiều khả năng có mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù vào buổi sáng. Ở miền Trung nhiều mây, nhiệt độ thấp hơn các năm trước. Ở miền Nam tương tự như các năm khác.

Cụ thể, khu vực Bắc Bộ, từ đêm 8 và 9-2 (đêm 27 đến 28 tháng chạp), miền Bắc có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ mưa to đến rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 18-21 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 21 độ C; nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C, vùng núi có nơi dưới 14 độ C.

Từ ngày 10 đến 11-2 (ngày 29 đến 30 Tết), đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 28 độ C; nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C.

Từ ngày 12 đến 13-2 (mùng 1 đến mùng 2 Tết), phổ biến ít mưa, trưa và chiều trời nắng. Nhiệt độ cao nhất 22-26 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 28 độ C; nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C.

Từ ngày 14 đến 16-2 (mùng 3 đến mùng 5 Tết), ít mưa, trưa và chiều trời nắng ấm.

Riêng thủ đô Hà Nội, 2 ngày 27 và 28 tháng chạp, do chịu tác động của vùng hội tụ gió trên cao 5.000 m nên nhiều mây, có mưa, mưa rào, cục bộ có thể xuất hiện mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét, cụ thể ngày 27 tháng chạp, nhiệt độ trong ngày dao động từ 20-24 độ C, ngày 28 tháng chạp còn 17-24 độ C.

Vào 29 Tết, Hà Nội nhiều mây, không mưa, không nắng, trời âm u, nhiệt độ tiếp tục giảm, dao động khoảng 15-24 độ C. Vào 30 Tết, trời hửng nắng, không mưa, nhiệt độ dao động từ 16-26 độ C.

Từ mùng 1 đến mùng 2 Tết, thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, không nắng, nhiệt độ dao động từ 17-26 độ C. Mùng 3 Tết, trời có mây, không mưa, hửng nắng vào trưa và chiều với nhiệt độ dao động trong ngày từ 18-27 độ C.

Thời tiết thuận lợi để du Xuân - Ảnh 1.

Tết năm nay không có mưa, giông, lốc, sét trong khi nhiệt độ khá ấm rất thuận lợi cho mọi người vui Xuân

Nam Bộ và Trung Bộ nắng nóng

Ông Trần Quang Năng cho biết khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, từ ngày 8 đến 9-2 (ngày 27 và 28 tháng chạp), có mưa rào và có nơi có giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Phía Bắc ngày 9-2 trời rét, phía Nam trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 20-23 độ C, phía Nam có nơi trên 23 độ C; nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C.

Từ ngày 10 đến 13-2 (ngày 29 đến mùng 2 Tết) ít mưa, sáng có sương mù và sương mù nhẹ, trưa và chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 24-27 độ C, nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C.

Từ ngày 14 đến 16-2 (mùng 3 đến mùng 5 Tết) ít mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ,ngày trời nắng.

Đối với khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, từ ngày 5 đến 13-2 (ngày 24 tháng chạp đến mùng 2 Tết) có mưa rào cục bộ, trưa và chiều trời nắng. Phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 25-28 độ C, phía Nam 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C; nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, phía Nam có nơi trên 23 độ C.

Từ ngày 14 đến 16-2 (mùng 3 đến mùng 5 Tết) ít mưa, ngày trời nắng.

Tại khu vực Tây Nguyên, từ ngày 5 đến 16-2 (ngày 24 tháng chạp đến mùng 5 Tết), đêm có mưa rào cục bộ, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C; nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C, có nơi dưới 15 độ C.

Còn khu vực Nam Bộ, từ ngày 8 đến 13-2 (ngày 27 tháng chạp đến mùng 2 Tết), đêm có mưa rào cục bộ, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất 30-34 độ C; nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C, riêng miền Đông có nơi dưới 21 độ C. Từ ngày 14 đến 16-2 (mùng 3 đến mùng 5 Tết) không mưa, ngày trời nắng, cục bộ có nắng nóng.

Tại TP HCM, từ ngày 25 đến 28 tháng chạp, trời có mây, không mưa, ngày nắng, nhiệt độ trong ngày dao động từ 24-33 độ C, chỉ số tia UV thường xuyên ở ngưỡng gây hại rất cao, người ra đường được khuyến cáo mặc quần áo chống nắng, bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành và uống nhiều nước.

Ngày 29 Tết, TP HCM có mây, có mưa rào xen lẫn trời nắng, nhiệt độ trong ngày dao động từ 25-33 độ C. Vào 30 Tết, trời có mây không mưa, ngày nắng, nhiệt độ dao động từ 24-31 độ C.

Vào mùng 1 Tết, TP HCM có mây, có mưa rào xen lẫn trời nắng, nhiệt độ trong ngày dao động từ 24-32 độ C. Mùng 2 đến mùng 3 Tết, thời tiết rất đẹp, trời không mưa, sáng sớm se lạnh, ban ngày nắng ấm, nhiệt độ trong ngày dao động từ 22-32 độ C.

Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết dự báo trong dịp Tết Tân Sửu năm nay sẽ khó có các hiện tượng thiên tai như mưa đá, giông, lốc, sét như Tết Canh Tý 2020. 

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ ấm lên dịp Tết

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết Phòng Dự báo khí hậu đã có thống kê về thời tiết trong 2 ngày 30 tháng chạp và mùng 1 Tết nguyên đán trong 30 năm qua.

Cụ thể, trong 30 năm, chỉ có 8 Tết có rét hại với nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C, là các năm 1993, 1995, 1996, 1997, 1998, 2004, 2008 và 2012; có 2 năm xảy ra rét đậm với nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C là các năm 2011 và 2013.

Điểm đặc biệt là những năm rét đậm rét hại này đều từ năm 2013 trở về trước. Từ năm 2014 trở lại đây, ở Hà Nội trong ngày 30 và mùng 1 Tết không xảy ra rét đậm rét hại, tức là không có năm nào nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C. Có thể nói, các Tết gần đây là trời chỉ rét, lạnh và có năm trời ấm.

Theo ông Lâm, với thống kê như vậy cho riêng nhiệt độ trung bình 2 ngày 30 và mùng 1 ở khu vực Hà Nội, có thể thấy là nhiệt độ đang ấm lên. Nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu đang nóng lên và xu thế chung là nhiệt độ tăng, kéo theo việc quy luật khí hậu cũ bị phá vỡ, hàng loạt thiên tai xuất hiện, hiếm khi xảy ra trong quá khứ.

Lượng mưa tăng trong năm 2021

Về nhận định xu thế thiên tai năm 2021, ông Trần Quang Năng cho biết ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina đến khoảng tháng 4 và tháng 5-2021, sau đó chuẩn nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương có khả năng tăng dần và nhiều khả năng chuyển sang trạng thái trung tính vào các tháng nửa cuối năm 2021.

Theo ông Năng, xoáy thuận nhiệt đới có khả năng xuất hiện sớm trên biển Đông, số lượng xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta có xu hướng tương đương so với trung bình nhiều năm; nửa đầu mùa (tháng 6 đến tháng 8-2021), xoáy thuận nhiệt đới sẽ tập trung ở khu vực Bắc và giữa biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời kỳ nửa cuối mùa (từ tháng 9 đến tháng 11-2021) sẽ tập trung ở khu vực giữa và Nam biển Đông và ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ trở vào phía Nam.

Về lượng mưa, ông Năng cho biết tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm 2021 có xu hướng xấp xỉ đến thấp hơn trung bình nhiều năm. Trong 6 tháng cuối năm 2021 (các tháng chính của mùa mưa trên hầu hết khu vực), lượng mưa có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt, mưa nhiều hơn so với trung bình ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào tháng 7 đến tháng 9-2021 và từ tháng 10 đến tháng 12-2021 ở khu vực Trung Bộ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo