xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực bủa vây môi trường biển Bình Thuận

Bài và ảnh: Hợp Phố

Được đánh giá là vùng biển có rạn san hô tốt nhất nước nhưng với sự phát triển "nóng" của nhiệt điện và tình trạng khai thác hải sản kiểu tận diệt khiến môi trường biển Bình Thuận đang bị đe dọa

Những ngày qua, chuyện trục vớt chiếc tàu vận tải Bạch Đằng SG-8981 bị chìm tại vùng biển Mũi Né, tỉnh Bình Thuận được dư luận rất quan tâm. Ngoài việc lo ngại 2.000 lít dầu DO trên tàu này có khả năng rò rỉ, nhiều người còn băn khoăn về 1.500 tấn tro bay (xỉ than từ Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có thể phát tán ra biển.

Biển "lo sợ" nhà máy nhiệt điện

Đây không phải là lần đầu, câu chuyện về mối nguy của chất thải từ hoạt động sản xuất điện tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân đe dọa đến môi trường biển ở Bình Thuận được đề cập. Cách đây 5 năm, Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin "nhận chìm" hơn 1,5 triệu m3 chất nạo vét xuống vùng biển rộng khoảng 30 ha gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau cũng đã khiến dư luận phản ứng.

Hòn Cau, còn gọi là Cù lao Câu, là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia. Vùng biển nơi đây có các rạn san hô còn giữ được độ bao phủ cao, với trên 225 loài san hô đã được xác định. Đây cũng là nơi rùa biển sinh sôi, phát triển. Tuy nhiên, theo Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, từ khi các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn huyện Tuy Phong đi vào hoạt động đã tác động đến sự đa dạng sinh học vùng biển nơi đây. Cụ thể, việc xả nước làm mát của các nhà máy nhiệt điện làm tăng nhiệt độ nước biển quanh khu bảo tồn, ảnh hưởng đến các rạn san hô. Ngoài ra, trong quá trình súc rửa đường ống phục vụ vận hành có sử dụng hóa chất nên đã tác động đến môi trường biển.

"Chúng tôi đã đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận lập đề tài nghiên cứu đánh giá sức chịu tải của khu bảo tồn với những tác động trên để tìm giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học biển" - ông Trương Ngọc Giao, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, cho biết.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, cách đây hơn 10 năm, vùng biển tỉnh này được đánh giá có những rạn san hô tốt nhất nước nhưng những năm gần đây không còn nữa. Thực tế, một số vùng rạn san hô lớn tại Bình Thuận đã bị xâm hại nặng nề, thu hẹp diện tích và đang chết dần. Tình trạng này làm giảm thiểu nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản, mức độ phục hồi các loài ngày càng giảm.

"Cá tôm thì ngày càng ít mà nhiều người đánh bắt bằng lưới mắt nhỏ, giã cào, rồi dùng chất nổ thì đến con sò, con nghêu bé tí cũng không còn. Ở Mũi Né, khi vào cao điểm mùa gió Nam là vài hôm lại nghe tàu lưới mùng đánh thuốc nổ. Hỏi vậy thì biển còn gì?" - ông Trương Mẹo - ngư dân phường Mũi Né, TP Phan Thiết - bức xúc.

Áp lực bủa vây môi trường biển Bình Thuận - Ảnh 1.

Tàu vận tải Bạch Đằng SG-8981 lật chìm ngoài biển Mũi Né đang gây lo ngại về ô nhiễm môi trường

Cần quyết liệt bảo tồn

Thực tế hiện nay, vẫn chưa có đánh giá, khảo sát chính thức nào từ các cơ quan chuyên ngành của trung ương lẫn tỉnh Bình Thuận về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học biển trước áp lực từ hoạt động phát triển công nghiệp, khai thác hải sản quá mức. Để giảm thiểu nguy cơ này, tỉnh Bình Thuận đã thành lập các khu bảo tồn biển cấp quốc gia gồm: Khu Bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong, đã hình thành và hoạt động hơn 10 năm nay), Khu Bảo tồn biển Phú Quý (huyện đảo Phú Quý, đang triển khai thủ tục)...

"Việc một số vùng rạn san hô lớn bị xâm hại nghiêm trọng là rất nguy hiểm và cần có biện pháp tích cực từ các cấp quản lý. Chúng tôi đang tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi gây hại đa dạng sinh học từ hoạt động đánh bắt bằng thuốc nổ, chất độc, giã cào… UBND tỉnh cũng khuyến khích xây dựng các hoạt động quản lý vùng biển theo cộng đồng ngư dân, giúp tăng trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ bền vững. Trong đó, việc bảo vệ và mở rộng các bãi rạn san hô là điều quan trọng" - ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, nhìn nhận.

Với chiều dài bờ biển lên đến 192 km, tỉnh Bình Thuận là nơi tập trung đa dạng sinh học cao. Ở đây có sự phân bố của hầu hết các loài sinh vật từ đơn giản đến phức tạp, với nhiều bãi rạn san hô, đá ngầm. Môi trường biển Bình Thuận hơn lúc nào hết cần được bảo vệ trước áp lực bủa vây từ 4 nhà máy nhiệt điện đang vận hành tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, cùng với tình trạng khai thác quá mức hải sản ven bờ.

Ngoài mục tiêu giữ sự phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trường biển cũng là yêu cầu để Bình Thuận - nơi có Khu Du lịch quốc gia Mũi Né - giữ được sự trong lành của các bãi biển nhằm thu hút du khách. 

Rác thải nhựa tấn công bờ biển

Ngoài áp lực từ sự phát triển công nghiệp cùng nạn khai thác tận diệt, hằng năm, vào khoảng tháng 8 - 9, một lượng lớn rác thải từ ngoài khơi thường xuyên tràn vào bờ biển Bình Thuận.

Tại nhiều bãi biển thuộc các khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né, Tiến Thành (TP Phan Thiết), người ta dễ dàng bắt gặp rác thải nhựa, hộp xốp, túi ni-lông... tràn ngập khi có gió mùa Tây - Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo