xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khổ sở vì mua phải nhà xây dựng trái phép

Bài và ảnh: HẢI ĐỊNH

Nhiều hộ dân ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đang sống trong lo âu vì mua phải nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, sắp bị buộc cưỡng chế tháo dỡ

Đầu tháng 10-2022, 8 hộ dân tại tổ 130, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng gửi đơn cầu cứu nhiều cơ quan chức năng. Trong đơn, họ phản ánh đã mua nhà ở đây (xây dựng hoàn chỉnh, có đường bê-tông và điện, nước đầy đủ) sinh sống từ năm 2021. Đến đầu tháng 8-2022, khi UBND phường thông báo về việc xử lý công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, họ mới vỡ lẽ mình đã mua nhầm nhà.

Không biết đi đâu, về đâu

Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết năm 2021, bà dành dụm 760 triệu đồng để mua căn nhà cấp 4 rộng 90 m2 của ông Nguyễn Tấn Hùng ở phường Hòa Minh. Khi đó, ông Hùng không giao sổ hồng cho bà mà chỉ có đơn xin giao đất xây dựng nhà do UBND phường Hòa Minh xác nhận (không ghi thời gian) và đơn đề nghị xác nhận có nhà ở cũng do UBND phường ký ngày 26-8-2017 cùng hợp đồng điện, nước.

Khổ sở vì mua phải nhà xây dựng trái phép - Ảnh 1.
Khổ sở vì mua phải nhà xây dựng trái phép - Ảnh 2.

Người dân bức xúc làm đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng (ảnh trái) vì cho rằng đã bị lừa mua phải nhà xây dựng trái phép

Khi biết tin mình mua phải nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, bà Tuyền hết sức lo lắng. Đơn thân nuôi 2 con và mẹ già đau ốm, bà không biết phải đi đâu, về đâu khi nhà bị cưỡng chế tháo dỡ. "Người ta chiếm dụng đất nông nghiệp xây nhà nhưng từ đầu, chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý, cưỡng chế, để người dân chúng tôi bị lừa. Giờ mất nhà, mất tiền, mẹ con tôi không biết sống ở đâu" - bà cay đắng.

Cạnh nhà bà Tuyền, ông Trần Văn Cây cũng gặp cảnh tương tự. "Cả gia đình tôi 6 người sẽ không còn chỗ ở nếu bị buộc tháo dỡ nhà" - ông thấp thỏm.

Tại tổ 130, gia đình các ông Phan Xuân Hải, Nguyễn Văn Hoài, Đoàn Đình Ý… cũng sắp rơi vào cảnh không nhà. Ông Hải bức xúc: "Ngay sau khi có thông báo của chính quyền địa phương, chúng tôi liên hệ với người bán nhà để hỏi chuyện và tìm hướng giải quyết nhưng họ né tránh. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải viết đơn cầu cứu gửi nhiều cơ quan chức năng thành phố".

Chuyển công an điều tra?

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực tổ 130 nằm trong quy hoạch giải tỏa của dự án đường Vành đai số 2 và đã được đo đạc, kiểm kê. Trong đó, 8 nhà dân được xác định xây dựng trái phép. Khi dự án triển khai, buộc tháo dỡ nhà cửa, những hộ dân này sẽ không được đền bù.

Ông Đinh Hữu Phúc, Chủ tịch UBND phường Hòa Minh, cho biết một số người đã lợi dụng thời điểm chính quyền địa phương tập trung phòng chống dịch COVID-19 đã xây dựng nhà trái phép rồi bán lại cho người khác. Do tổ 130 khá xa khu dân cư, địa bàn phường rộng nên việc xây dựng trái phép không được xử lý từ đầu. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, UBND phường rà soát lại thì mới phát hiện sự việc.

Theo quy định, nhà cửa xây dựng trái phép phải bị xử lý. Qua làm việc, các hộ dân không đồng tình tháo dỡ nhà vì cho rằng họ không trực tiếp xây mà chỉ mua để ở. Lãnh đạo UBND phường Hòa Minh cho rằng việc xử lý nhà đã qua mua bán rất khó. "UBND phường đã thông báo đề nghị tháo dỡ nhà để thực hiện các bước cưỡng chế nhưng thấy sự việc phức tạp, liên quan chuyện mua bán nên đang tạm dừng và báo cáo UBND quận xin ý kiến về hướng xử lý" - ông Phúc nói.

Theo ông Phúc, hướng xử lý khả thi nhất là tìm cho được những người xây nhà trái phép, tổ chức cho họ làm việc với những người mua để hai bên thỏa thuận trả và nhận lại tiền. UBND phường sẽ mời các hộ mua nhà và người bán đến để cùng làm việc. Nếu hai bên không thỏa thuận được, phường sẽ cưỡng chế tháo dỡ nhà, sau đó chuyển cơ quan công an xử lý hành vi mua bán nhà trái phép có dấu hiệu lừa đảo.

"Với các tranh chấp liên quan, UBND phường sẽ hướng dẫn người mua nhà khởi kiện ra tòa để xử lý. Trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận, hoàn trả tiền, chính quyền địa phương sẽ hướng dẫn, hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống" - ông Phúc cho biết.

Về giấy tờ xác nhận nhà ở mà người bán giao cho các hộ dân, UBND phường Hòa Minh đang kiểm tra, xác minh xem có phải là giả hay không. "Các giấy tờ này rất vô lý bởi nhà mới xây năm 2021 nhưng giấy tờ xác nhận lại là từ năm 2000 và 2017. Chúng tôi sẽ gửi cơ quan công an điều tra xác định xem giấy tờ này có hợp pháp hay không. Phường sẽ làm quyết liệt để bảo vệ quyền lợi cho người dân" - ông Phúc khẳng định. 

Cần làm rõ "dấu hiệu bất minh"

Theo tìm hiểu của phóng viên, những đơn xin giao đất xây nhà mà các hộ dân nhận được khi mua nhà có đóng dấu đỏ xác nhận của UBND phường Hòa Minh, do Chủ tịch UBND phường Đàm Quang Hưng ký năm 2000.

Ông Hưng sau đó đã trải qua nhiều chức vụ rồi giữ chức Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu. Đến tháng 5-2022, ông này bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ trong một vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật. Do vậy, các hộ dân cho rằng cần làm rõ dấu hiệu bất minh tại khu đất này.

Khổ sở vì mua phải nhà xây dựng trái phép - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo