xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đốt tiền tỉ ngân sách cho... thử nghiệm!

Bài và ảnh: Tử Trực

Cuối năm 2018, huyện miền núi Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) - một trong những huyện nghèo nhất nước - đã trích nguồn ngân sách gần 2 tỉ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để trồng thử nghiệm cây bưởi da xanh.

Ông Phạm Hồng Khuyến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây, cho biết tính đến nay, mô hình này đã triển khai trên diện tích gần 30 ha với tổng nguồn vốn khoảng 3 tỉ đồng. "Hiện cây bưởi da xanh đã cho trái bói và sắp thu hoạch lứa quả đầu tiên. Bước đầu chúng tôi đánh giá rất cao dự án này. Bà con cũng tích cực tham gia" - ông Khuyến nói.

Đốt tiền tỉ ngân sách cho... thử nghiệm! - Ảnh 1.

Bưởi da xanh trong mô hình trồng thử nghiệm ở huyện Sơn Tây đã ra trái bói

Điều khiến nhiều người băn khoăn là liệu mô hình cây bưởi da xanh có đi theo "vết xe đổ" như nhiều dự án tương tự được triển khai trước đó tại huyện Sơn Tây với số tiền nhiều tỉ đồng và cũng "được đánh giá rất cao" nhưng mãi dừng lại ở khâu... thử nghiệm.

Điển hình là mô hình nuôi cá tầm được huyện Sơn Tây triển khai từ năm 2014. Ban đầu, mô hình nuôi thử nghiệm 500 con, sau đó tăng lên 2.000 con. Để làm được mô hình này, huyện Sơn Tây đã chi 2 tỉ đồng mua con giống, thức ăn và vài tỉ đồng đầu tư tuyến đường lên khu nuôi thử nghiệm... Thế nhưng, sau hơn 5 năm triển khai, dù mô hình "được đánh giá rất cao" nhưng mãi chỉ nằm ở khâu thử nghiệm, không một người dân nào tham gia. Sau đó, huyện Sơn Tây đã chuyển giao mô hình cho HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Tây quản lý, khai thác.

Tương tự con cá tầm là cây mắc ca cũng được UBND huyện Sơn Tây lập dự án, triển khai từ năm 2014. Sau hơn 6 năm và tiêu tốn ngân sách nhiều tỉ đồng, đến nay dự án cũng mãi chỉ dừng lại ở mô hình, chưa được triển khai vào thực tế.

"Những dự án như cá tầm, cây mắc ca đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, nguồn vốn lớn... Trong khi đa số người dân huyện Sơn Tây là những hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp... thì làm sao người dân có đủ điều kiện để đầu tư hoặc có thể tiếp thu hết được kỹ thuật? Tôi cho rằng việc thực hiện một mô hình trồng trọt hay chăn nuôi không phải để người dân xem trình diễn. Cái người dân cần là phía sau màn trình diễn đó có áp dụng vào thực tế được không. Nếu không phù hợp, cần loại bỏ, không thể mãi đi thử nghiệm được" - một nguyên cán bộ huyện Sơn Tây nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo