xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA (1653 - 2023): Xứ Trầm hương

Khánh Nhân

Nói đến Khánh Hòa, người ta còn gọi đây là xứ Trầm hương, không chỉ đây là vùng đất có nhiều trầm kỳ mà còn gắn với những câu chuyện sinh ra nó.

Tháng 2-1979 tại huyện Khánh Sơn, một bộ đàn đá nguyên vẹn đã được phát hiện cho thấy chủ nhân đầu tiên của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. Bên cạnh đó, các di chỉ được phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, TP Cam Ranh) đã khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng 4.000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Theo sách "Xứ Trầm hương" của nhà nghiên cứu Quách Tấn, tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di (tiểu quốc người Chăm phía Nam nước Lâm Ấp). Sau khi bị Chiêm Thành thôn tính thì đổi tên thành châu Kaut Hara. Tên Cù Huân để gọi Khánh Hòa có thể do tiếng Kaut Hara đọc trại mà ra. Hơn nữa, ở TP Nha Trang hiện tại vẫn có vùng đất sát sông Cái tên là Hà Ra.

Vùng Kaut Hara phát triển đến mức cực thịnh với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là Tháp Bà Poh Nagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar. Tháp Bà Poh Nagar xây trên một ngọn đồi phía Nam giáp sông Cái. Tháp gồm có 4 ngọn, được xây dựng từ đầu thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Trong ngọn tháp lớn nhất thờ nữ thần xứ Kaut Hara là Poh Nagar (hay Po Ino Nogar) mà người Việt gọi là Thiên Y A Na. Tượng nữ thần bằng đá xanh, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối.

Về Tháp Bà Thiên Y A Na có tích truyền rằng ở núi Đại An (Đại Điền, huyện Diên Khánh) có 2 vợ chồng không có con cái, một đêm thấy 1 bé gái 9-10 tuổi ngồi giỡn dưới trăng nên ngỏ ý đem về nuôi. Một hôm lụt lớn, bé gái vốn là tiên nữ nhớ cảnh Bồng Lai bị ông lão la rầy nên nhập thân vào khúc kỳ nam, trôi ra biển lạc tận Bắc Hải. Thái tử Bắc Hải tìm được và phát hiện ra giai nhân tuyệt sắc xưng là Thiên Y A Na từ khúc kỳ nam ngào ngạt hương. Bà Thiên Y A Na lấy thái tử nhưng lòng luôn nhớ về quê nhà nên nhập vào kỳ nam về lại quê hương. Thấy 2 vợ chồng tiều phu đã mất, Thiên Y A Na xây mồ mả, rồi dạy người dân cấy cày, dệt vải, giúp đời sống người dân sung túc. Sau đó Thiên Y A Na cưỡi hạc về trời, người dân tiếc thương bèn xây tượng thờ phụng.

Theo tác giả Quách Tấn, người Chăm lại có tích khác là bà Poh Nagar do áng mây và bọt biển sinh ra có uy quyền hết mực. Bà Poh Nagar biến cung điện nguy nga, hóa trầm hương, kỳ nam thơm ngào ngạt cả vùng, ban cho lúa bắp, cây trồng… Còn theo TS Trần Thị An (Đại học Quốc gia Hà Nội), người Chăm có cách lý giải thứ 2, bà Poh Nagar là con Po Kuk (một vị thần cùng thánh Alla đưa sự sống, ánh sáng đến trái đất). Bà xuống trần thế lập ra nước Chăm Pa được xem là "Thần Mẹ xứ sở". Tháp Bà Poh Nagar được người Việt gọi là Bà Chúa xứ Poh Nagar và được vua Gia Long phong tặng "Hồng nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần". Đến năm 1979, Tháp Bà Poh Nagar được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2012, Lễ hội Tháp Bà đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Khánh Hóa, Tháp Bà Poh Nagar là biểu tượng của sự "cộng sinh" giữa 2 dân tộc Việt - Chăm trên cùng một vùng đất gọi là xứ Trầm hương. Người Việt thờ Mẫu từ ngàn xưa và bà Poh Nagar là Mẫu nghi của người Chăm. Hai dân tộc đều thờ phượng chung một nữ thần, điều này thể hiện sự hòa hợp dân tộc, cùng nhau xây dựng quê hương đất nước.

370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA (1653 - 2023): Xứ Trầm hương - Ảnh 1.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo