xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức mạnh của sự đoàn kết

Vũ Trung Kiên (Phó Khoa Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị Khu vực 2)

Quan điểm dân là gốc của cha ông chúng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thật sự không ở trên bích chương, truyền đơn, báo chí mà đi vào thực tiễn, làm thay đổi căn bản mọi mặt đời sống đất nước

Trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng vừa qua, tư tưởng "Lấy dân làm gốc", đổi mới dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân tiếp tục được khẳng định và bổ sung nội dung mới, cho thấy trong mọi công việc của Đảng và nhà nước đều phải luôn quán triệt quan điểm: Dân là gốc. Vậy chúng ta cần hiểu nội dung này như thế nào để quán triệt trong quá trình triển khai nghiên cứu?

Kế sâu rễ bền gốc

Trước hết, dân là gốc là quan điểm xuyên suốt của lịch sử dân tộc ta. Trong hàng ngàn năm đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cha ông chúng ta đã luôn quan tâm và bảo vệ "gốc" vững bền. Vua Lý Thánh Tông "lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực" (Ngô Sỹ Liên).

Vua Trần Nhân Tông đã đánh giá rất cao vai trò của nhân dân lao động. Ông cho rằng chính họ mới là những người trung thành với đất nước khi có giặc ngoại xâm. Quân dân nhà Trần 3 lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên xâm lược. Tổng kết chiến thắng này, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã đúc kết đó là do "vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước giúp sức". Trước lúc qua đời, khi được vua Trần Anh Tông hỏi về kế sách giữ nước lâu dài, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã tâu: "Xin bệ hạ hãy khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".

Sức mạnh của sự đoàn kết - Ảnh 1.

Lực lượng quân sự của TP HCM triển khai gói an sinh xã hội phục vụ người dân TP chống dịch. Ảnh: HỮU TÂN

Sinh thời, Hồ Chủ tịch dạy chúng ta: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Lời dạy của Người có hai vế là thi đua và yêu nước. Hai vế này có ý nghĩa tương đồng và quyện chặt thành một thể thống nhất, tác động bổ trợ, ảnh hưởng xuyên suốt, gắn bó chặt chẽ với nhau cả trong lý luận và thực tiễn.

Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc thế kỷ XV - đã đánh giá rất cao vai trò của nhân dân khi khẳng định: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Khi đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị, vua Lê Thái Tông đã giao Nguyễn Trãi soạn nhạc cho triều đình. Ông tâu với vua: "Cúi mong bệ hạ hãy rủ lòng thương yêu chăm lo cho nhân dân, khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu, như thế tức là giữ được cái gốc của nhạc".

"Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"

Kế thừa quan điểm về dân của cha ông; tiếp thu, kế thừa, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò, tầm quan trọng và sức mạnh của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân", "Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân", "Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc", "Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ sau đổi mới đất nước năm 1986 đến nay, Đảng và nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Tư tưởng, quan điểm dân là gốc của cha ông, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thật sự không ở trên bích chương, truyền đơn, báo chí mà đi vào thực tiễn, làm thay đổi căn bản mọi mặt đời sống đất nước.

Ngày 27-5-2016, tại hội nghị toàn quốc công tác dân vận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Vương triều nào được lòng dân, cố kết được nhân tâm thì làm nên nghiệp lớn; trái lại, vương triều nào ngược lòng dân thì sớm muộn cũng sẽ bị thất bại". Tổng Bí thư cũng nêu ra sự thất bại của nhà Hậu Trần và khẳng định rằng sở dĩ triều đại này thất bại vì đã không thực hiện đúng chính sách "thân dân", "làm kế sâu rễ bền gốc"; vì quan lại chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, "bỏ mặc dân khốn khổ"… Nhà Hồ thất bại là do "chính sự phiền hà" để đến nỗi "lòng dân oán giận".

Đại dịch Covid-19 đang gây ra những tổn thất vô cùng lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, nhất là ở TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Là đô thị với dân số lên tới khoảng 13 triệu người, tỉ lệ người nhập cư cao nên khi đại dịch xảy ra, TP HCM đã phải vô cùng vất vả, khó khăn để chăm lo cho đời sống của người dân, để bảo đảm "người dân không bị bỏ rơi trong đại dịch".

Đại dịch Covid-19 cũng là một cuộc sát hạch đối với tất cả các cơ quan có trách nhiệm trong hệ thống chính trị của đất nước nói chung, TP HCM nói riêng. Người dân nhìn Đảng, nhà nước, chính quyền thông qua chính lăng kính của mình. Trong bối cảnh hiện nay, người dân tin tưởng Đảng và nhà nước khi họ thật sự "không bị bỏ lại phía sau" trong đại dịch, khi được hướng dẫn và chăm sóc y tế; nếu không may bị bệnh và qua đời thì người thân của họ cũng bớt lạnh lẽo, cô đơn khi có sự vào cuộc tận tâm của quân đội và các lực lượng đang triển khai ở TP HCM.

Đồng hành vượt qua gian khó

Từ nghị quyết đến đời sống, đi vào đời sống là cả một câu chuyện dài và là hành trình không kém phần gian nan. Cho dù đại dịch Covid-19 đang tàn phá khủng khiếp, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng nếu tất cả các cơ quan có trách nhiệm luôn thấm nhuần tư tưởng lớn này và triển khai hành động với tất cả mục tiêu vì dân, chắc chắn người dân vẫn luôn tin yêu, đồng hành với chính quyền vượt qua gian khó.


Ý kiến: Thi đua yêu nước với tinh thần tự giác

Thực tiễn cách mạng nước ta qua các cuộc chiến đấu gian khổ, bền bỉ đầy cam go, thách thức và đầy hy sinh trong giai đoạn giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh rất rõ về ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu của các cuộc vận động toàn dân tham gia các phong trào thi đua.

Tất cả các cuộc vận động ấy, bằng cách này hay cách khác, đã huy động được sức đóng góp tối đa của từng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, từng hộ gia đình cho đến từng thôn xóm, phố phường, tạo nên sức mạnh tổng hợp của thế trận lòng dân không gì sánh bằng, bởi "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Đó chính là thi đua yêu nước hay nói cách khác, nhân dân ta yêu nước rất đỗi nồng nàn nên thực hành thi đua hết sức tự giác, tự nguyện. Như trước đây, trong kháng chiến đã có rất nhiều gia đình tháo dỡ nhà để lấy ván lót đường cho xe chở quân, chở hàng qua ngầm lầy lội, qua hố bom sâu để kịp đến chiến trường với suy nghĩ giản đơn là "xe chưa qua nhà không tiếc".

Mới đây, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã họp phiên đầu tiên trong nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2026 để kiện toàn nhân sự, đồng thời phát động cả nước thi đua chung tay phòng chống đại dịch Covid-19. Đây là cuộc vận động lớn nhằm huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân để tập trung phòng chống đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam ta, trên cơ sở thực hiện cụ thể hóa Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29-7 gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài về công tác phòng chống đại dịch Covid-19.

Theo đó, xây dựng chiến dịch vắc-xin nhằm kêu gọi sự viện trợ, ủng hộ, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 với các nước và tổ chức quốc tế được thực hiện quyết liệt hơn, nhanh chóng hơn, nhiều hơn bằng con đường "ngoại giao vắc-xin"; việc nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước cũng được đẩy mạnh, phấn đấu sớm có vắc-xin sản xuất ngay trong nước để phục vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cuộc chiến không tiếng súng này chắc chắn còn nhiều cam go, thách thức, kể cả hy sinh, mất mát. Song, với truyền thống thi đua yêu nước của cả dân tộc ta, với tinh thần đoàn kết chung sức đồng lòng của nhân dân ta, bằng ý chí "chống dịch như chống giặc", nhất định chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn, gian khổ để chiến thắng đại dịch, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, nhân dân ta lại hân hoan bắt tay vào khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, đưa đất nước tiếp tục tiến lên trên con đường hội nhập.

Như Bác Hồ đã dạy, yêu nước thì phải thi đua, mà thi đua ở thời điểm này chính là "dập dịch như giết giặc". Định hướng thi đua rất đúng và rất trúng, mục tiêu thi đua thấy rõ cả từng định lượng, với tinh thần "biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" thì với trận chiến này, không có lý do gì ta không thắng.

Tất cả hãy thi đua với tinh thần tự giác!

Mai Lịch (cựu chiến binh quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo