xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiều cuối năm nao lòng với tiếng xe ngựa miền Tây

Theo THANH TIẾN (TTMT)

Ngày nay, cỗ xe ngựa vẫn xuất hiện trên những nẻo đường sâu hun hút, chở theo ký ức của một Bảy Núi xa xưa.

Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi, tiếng xe ngựa lốc cốc đã trở thành âm thanh quen thuộc, nhắc nhở về vùng đất gian lao mà anh dũng. Ngày nay, cỗ xe ngựa vẫn xuất hiện trên những nẻo đường sâu hun hút, chở theo ký ức của một Bảy Núi xa xưa.

Bảy Núi thời điểm cuối năm đã bắt đầu đón khách hành hương. Những tuyến đường nhộn nhịp hẳn lên với dòng xe cộ ngược xuôi đến núi Cấm tham quan thắng cảnh, đến chợ Tịnh Biên tìm mua hàng ngoại nhập. Lọt thỏm giữa khung cảnh đông đúc đó là tiếng lốc cốc của những cỗ xe ngựa lặng lẽ trên những nẻo đường cát trắng. Không chỉ là phương tiện mưu sinh, xe ngựa Bảy Núi còn là nét đẹp văn hóa.

Hơn 30 năm gắn bó với “nghiệp cầm cương”, ông Chau Miel, người dân xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên), chia sẻ: “Tôi theo nghề đánh xe ngựa này từ lúc hơn 10 tuổi. Hồi ấy, đường sá Bảy Núi “sáng đi chiều tới” chứ không láng nhựa thẳng tắp như bây giờ. Muốn đi xa, người ta phải đi xe ngựa. Bởi vậy, nghề đánh xe ngựa hồi đó ngon lắm, thu nhập có thể lo cho gia đình no ấm quanh năm”. Trong số hơn 30 nài ngựa của xã Vĩnh Trung, ông Chau Miel được xem là “bậc lão làng”. Ông đã chứng kiến những đổi thay của nghề đánh xe ngựa từ thuở “hoàng kim” cho đến thời điểm vắng khách như hiện nay.


Ông Chau Miel xem ngựa là tài sản quý

Ông Chau Miel xem ngựa là tài sản quý

Nói về khó khăn của nghề, ông Chau Miel thật tình: “Hồi trước xe ngựa được dùng vào nhiều việc, từ chở khách đi chợ, đi chùa cho đến chuyện rước dâu, vận chuyển hàng hóa. Trước đây, người dân nơi đây không thể thiếu xe ngựa. Bây giờ, đi xe máy vừa nhanh, vừa tiện nên tiếng xe ngựa cũng thưa vắng dần. Hiện tại, chỉ Vĩnh Trung còn vài chục chiếc xe ngựa, các xã lân cận như Văn Giáo, Tân Lợi (Tịnh Biên) hầu như vắng bóng”.

Theo ông Chau Miel, những người đánh xe ngựa hiện nay chỉ cố gắng theo nghề vì yếu tố cha truyền con nối. Mỗi sáng, ông Chau Miel đánh xe đến họp mặt với anh em tại bến xe ngựa xã Vĩnh Trung. Họ ngồi cạnh nhau với ly cà phê và nói chuyện phiếm, đợi khi nào có khách yêu cầu thì đánh xe đi. Mấy con ngựa được buộc vào một nơi gần đó. Chúng nhởn nhơ gặm cỏ, thỉnh thoảng lại hý vang đầy hứng khởi. Điểm đặc biệt ở bến xe này là người ta không “sắp tài” vì mỗi nài ngựa đều có “mối ruột” của mình. “Khi cần vận chuyển hàng hóa kích cỡ lớn nặng vài trăm ký, người ta vẫn cần xe ngựa. Chúng tôi có thể chở hàng hóa với “trọng tải” tối đa 500kg. Ở khối lượng “lưng chừng” như vậy, xe gắn máy không kham nổi, xe tải lại không chịu chở nên xe ngựa cũng sống được. Giá mỗi cuốc chạy dao động từ 30.000 đồng đến 150.000 đồng, tùy vào khối lượng và quãng đường xa gần” - ông Chau Miel thật tình. Mỗi ngày, ông Chau Miel kiếm được 3 - 4 cuốc xe, thu nhập khoảng 70.000 - 100.000 đồng/ngày.


Cuối năm, xe ngựa đắt chuyến hơn

Cuối năm, xe ngựa đắt chuyến hơn

Anh Chau Tếch, một nài ngựa khác, cho biết: “Xe ngựa vẫn còn hữu dụng khi chở đồ vào sâu trong phum, sóc. Nhờ vậy mà người ta vẫn còn thuê chúng tôi”. Có những đám cưới ngẫu hứng muốn “ngựa ô kiệu vàng rước nàng về dinh” thì anh em sẵn sàng đánh xe đi xa với thù lao hơn 1 triệu đồng/xe. Những con ngựa rắn rỏi cứ lầm lũi trên tuyến đường xa thăm thẳm, thi thoảng chúng đột ngột “bứt phá” khiến các nài ngựa phải một phen trổ tài.

Nói về giống ngựa đang kéo xe ở vùng Bảy Núi, anh Chau Tếch cho biết: “Giống ngựa thuần chủng vùng Bảy Núi hiện tại đã không còn. Dân đánh xe chủ yếu sử dụng ngựa mua từ Campuchia với giá dao động từ 15 - 20 triệu đồng/con. Nhiều người thử tìm mua ngựa ở các nơi khác, chúng có dáng uy dũng, cao lớn hơn ngựa ở đây nhưng sức kéo lại kém hơn nhiều”. Đối với những “bác tài” ở Bảy Núi, con ngựa là tài sản và cũng là người bạn quý. Họ luôn cố gắng chăm sóc ngựa thật tốt để cùng đồng hành vì kế mưu sinh. Không ai chịu đổi con ngựa của mình để lấy một chiếc xe gắn máy, bởi công việc này đã trở thành một phần trong cuộc sống của những nài ngựa vùng Bảy Núi.

Hiện tại, tiếng xe ngựa đã vang lên nhiều hơn trên những tuyến đường Bảy Núi bởi người dân đang có nhu cầu sửa chữa, trang hoàng nhà cửa ăn Tết. Ông Chau Miel, anh Chau Tếch và những nài ngựa của vùng Bảy Núi đang bước vào thời điểm đắt khách nhất trong năm. Họ miệt mài chở những chuyến hàng ngược xuôi khắp các nẻo đường, để lại sau lưng tiếng nhạc ngựa thân quen như “cái hồn” của vùng đất bán sơn địa nhiều nắng gió.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo