xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

3 ngân hàng bơm 4.000 tỉ đồng ưu đãi cho Vietnam Airlines

Dương Ngọc

(NLĐO)- 3 ngân hàng thương mại SeABank, MSB, SHB đã ký hợp đồng cho Vietnam Airlines vay 4.000 tỉ đồng lãi suất 0%.

Vietnam Airlines sáng 7-7 đã ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại là Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổng số tiền cho vay 4.000 tỉ đồng.

Theo Vietnam Airlines, giải pháp cho vay tái cấp vốn 4.000 tỉ đồng nằm trong gói hỗ trợ 12.000 tỉ đồng được Quốc hội thông qua vào tháng 12-2020 để góp phần giúp hãng vượt qua khủng hoảng. Đây là một trong các giải pháp của Chính phủ trong vai trò cổ đông Nhà nước nắm giữ 86,19% cổ phần tại Vietnam Airlines. 

Hiện tại, Vietnam Airlines đang tiếp tục triển khai các bước theo quy định liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ 8.000 tỉ đồng để có thể hoàn tất thủ tục phát hành vào cuối quý 3/2021.

3 ngân hàng bơm 4.000 tỉ đồng ưu đãi cho Vietnam Airlines - Ảnh 1.

Đại diện lãnh đạo Vietnam Airlines và 3 ngân hàng thương mại ký kết hợp đồng tín dụng - Ảnh: VNA

Gặp khó khăn, thua lỗ nặng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, Vietnam Airlines đã kiến nghị gói trợ cấp trị giá 12.000 tỉ đồng, gồm việc cho vay tái cấp vốn (4.000 tỉ đồng) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ (8.000 tỉ đồng) để tháo gỡ khó khăn vì Covid-19.

Ngoài ra, trong giai đoạn trung và dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu 10 năm, quy mô 10.000 tỉ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.

Cuối tháng 11-2020, Quốc hội đồng ý "giải cứu" Vietnam Airlines với việc cho phép NHNN thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần với ngân hàng để cho hãng hàng không này vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Cuối tháng 3-2021, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm cho các ngân hàng để cho Vietnam Airlines vay trước 31-12-2021, lãi suất 0%/năm, được trích lập dự phòng trong 3 năm. Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỉ đồng.

Hồi tháng 6-2021, đánh giá tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho biết dự kiến số lỗ của Vietnam Airlines trong quý I/2021 sẽ ở mức 4.800 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỉ đồng. Số nợ phải trả quá hạn đạt tới 6.240 tỉ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản trong khi các ngân hàng thương mại chưa thấy gói giải cứu 12.000 tỉ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp hoặc không gia hạn hay cấp tiếp hạn mức tín dụng. Vietnam Airlines hiện đối mặt rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng.

Hôm 21-6, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), cho biết đã có 3 tổ chức tín dụng là SeaBank, MSB và SHB cam kết tài trợ cho Vietnam Airlines vay với tổng số tiền là 4 ngàn tỉ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng và Vietnam Airlines đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán thống nhất ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân dự kiến trong cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 2021.

Đề xuất hỗ trợ các hãng hàng không khác

Tại dự thảo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH-ĐT cũng cho biết các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet, trong năm 2020 đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì được sản xuất - kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản và các dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, dự báo các hãng nãy hoạt động sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021 và đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Ước tính Vietjet thiếu hụt 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Bộ KH-ĐT đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất khoảng 4% với khoản vay tín dụng trong năm 2021 - 2023 cho các hãng hàng không. Mục đích là giúp các hãng tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động và phát triển, tương tự gói hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airlines.

Còn theo Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) trong văn bản mới đây gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways lỗ từ hoạt động hàng không 16.000 tỉ đồng. Hiện nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng đã lên tới 36.000 tỉ đồng (riêng Vietnam Airlines 20.000 tỉ đồng). Do đó, VABA đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 - 6.000 tỉ đồng tương tự như Vietnam Airlines, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần cho các hãng hàng không khác, căn cứ vào quy mô, thị phần, vai trò, đóp góp cụ thể của từng hãng để hỗ trợ hãng thanh khoản.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo