xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao lãi suất tiền gửi tăng “nóng”?

Thái Phương

(NLĐO) – Ngoài nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng tăng cao dịp cuối năm, lãi suất còn chịu sức ép từ lạm phát, tỉ giá, đồng USD mạnh lên…

Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi bắt đầu "nóng" lên từ những ngày qua, khi không chỉ ngân hàng cổ phần mà các "ông lớn" Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank… cũng vừa điều chỉnh tăng lãi suất ở các kỳ hạn.

Theo các ngân hàng, nhu cầu huy động vốn thường tăng cao vào dịp cuối năm để ngân hàng đáp ứng các nhu cầu tín dụng từ thị trường, doanh nghiệp.

Tính trong 9 tháng đầu năm, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng khoảng 9,52%, trong khi huy động vốn mới tăng khoảng 9,15%. Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14%, nhiều ngân hàng thương mại còn dư địa đẩy mạnh cho vay dịp cuối năm nên đã tăng lãi suất để thu hút thêm tiền gửi từ thị trường, dân cư.

Tại hội thảo cập nhật kinh tế vĩ mô ngày 11-10 do Ngân hàng HSBC Việt Nam tổ chức, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc thị trường nguồn vốn và tiền tệ, HSBC Việt Nam, phân tích tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 45% xuống 40% vào đầu năm 2019 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thời điểm này, nhiều ngân hàng phải tăng cường huy động vốn ở kỳ hạn dài, cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng quy định này.

Vì sao lãi suất tiền gửi tăng “nóng”? - Ảnh 1.

Lãi suất huy động đang nhích lên. Ảnh: NLĐ

Một yếu tố khác, theo ông Ngô Đăng Khoa, xu hướng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đã tạo áp lực lên tỉ giá USD/VNĐ và cả lãi suất VNĐ. Khi lãi suất của Mỹ còn tiếp tục tăng thêm một số lần trong năm 2019, để giữ khoảng cách giữa chênh lệch lãi suất USD và VNĐ ở mức hấp dẫn, thì tăng lãi suất VNĐ là điều cần thiết.

"Vừa qua, trong khi Ngân hàng Nhà nước phải bán USD ra can thiệp thị trường, lại có tình trạng một số doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ trên tài khoản. Để tránh tình trạng này, lãi suất huy động cần phải được điều chỉnh tăng để VNĐ hấp dẫn hơn" – ông Khoa nói.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, cho rằng đến thời điểm hiện tại, lãi suất vẫn đang còn thấp để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp. Nhưng trong bối cảnh áp lực tỉ giá USD/VNĐ vẫn còn, đồng USD mạnh lên và thị trường tiền tệ được dự báo biến động mạnh hơn, rất khó để giữ mức lãi suất như hiện nay. Xu hướng lãi suất nhích lên vào năm sau là khó tránh, nhưng ở mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

"Tin tốt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát nên vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất nhưng không quá nhanh, tạo những bước đệm an toàn cho nền kinh tế" – ông Hải nhìn nhận.

Dù lãi suất huy động được điều chỉnh tăng lên gần đây, nhưng các chuyên gia của HSBC Việt Nam nhìn nhận thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tốt, không có dấu hiệu căng thẳng.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, chuyên gia tài chính TS Bùi Quang Tín, cho rằng việc lãi suất huy động được nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh gần đây có thể xuất phát từ áp lực lạm phát. Thị trường vốn rất nhạy cảm với lạm phát, nên khi lạm phát có xu hướng tăng các ngân hàng sẽ "nhúc nhích" tăng lãi suất trước để thu hút nguồn vốn huy động.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo