xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ví điện tử nở rộ nhưng tiện ích hạn chế(*): Tìm cách chặn rủi ro

Thy Thơ

Nếu công tác giám sát, quản lý ví điện tử thiếu chặt chẽ, chủ ví sẽ gặp rủi ro

Để thanh toán bằng ví điện tử, thông thường chủ ví (cá nhân, doanh nghiệp) phải nạp tiền vào ví bằng cách chuyển tiền từ tài khoản (cá nhân, thẻ ATM) tại ngân hàng (NH) liên kết với nhà phát hành ví. Nhà phát hành ví phải liên kết với các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng hình thức này.

Các bên cùng có lợi

Trong giao dịch bằng ví điện tử, bên bán hàng chi trả cho nhà phát hành ví khoảng 1%/doanh số; nhà phát hành ví trả phí nhất định cho NH và chiết khấu 2%-5% trên hóa đơn thanh toán cho khách hàng là chủ ví. Đơn cử, từ ngày 15-9, ví điện tử VTC Pay chiết khấu 2%-4,5% khi thanh toán cước phí điện thoại di động. Ví điện tử MoMo tặng 100.000 đồng sau khi chủ ví nạp tiền vào ví…

Ví điện tử nở rộ nhưng tiện ích hạn chế(*): Tìm cách chặn rủi ro - Ảnh 1.

Ví điện tử khá tiện ích nhưng tiềm ẩn rủi ro Ảnh: TẤN THẠNH

"Hầu hết nhà phát hành ví điện tử đem gửi tiết kiệm số tiền tồn trong ví của khách hàng lấy lãi suất 4,5%-8%/năm rồi chia lãi cho khách thông qua chiết khấu 2%-5% trong mỗi lần mua hàng. Họ cũng có thể dùng số tiền tồn trong ví khách để kinh doanh, đầu tư thay vì vay vốn NH sẽ phải chịu lãi suất 10%-12%/năm" - một chuyên viên của một tổ chức thẻ quốc tế tại Việt Nam cho biết .

Với cách làm này, giới tài chính nhìn nhận đích ngắm của nhà phát hành ví là huy động vốn. Bởi lẽ, chủ ví muốn thanh toán thì phải nạp tiền, tức là tiền từ chủ ví được chuyển vào tài khoản NH của nhà phát hành ví và số tiền này sẽ được nhà phát hành quản lý, sử dụng. Chỉ cần mỗi khách hàng để vài trăm ngàn đồng trong ví mà chưa có nhu cầu thanh toán thì với hàng triệu khách hàng, nhà phát hành ví đã huy động được số vốn không nhỏ lãi suất 0%.

Cần giám sát dòng tiền hằng ngày

TS Nguyễn Văn Thuận (Trường Đại học Tài chính - Marketing) đánh giá đơn vị phát hành ví có vai trò trung gian thanh toán, góp phần tăng thêm tỉ trọng thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế. Họ có quyền sử dụng dòng tiền đi qua ví điện tử để tạo lợi nhuận nhằm trang trải chi phí hoạt động, khuyến mại cho người sử dụng ví. Nếu không muốn nhà phát hành dùng tiền của mình, khách hàng có thể chuyển số tiền trong ví về tài khoản NH để hưởng lãi suất không kỳ hạn 0,3%-0,5%/năm. Tuy nhiên, nếu để tiền trong ví thì khi thanh toán được chiết khấu tối thiểu 2%, có lợi hơn.

Trường hợp nhà phát hành ví kinh doanh, đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao, chẳng may thất bại làm ảnh hưởng đến số tiền trong ví khách hàng, cùng lúc hàng triệu chủ ví mạnh tay mua sắm hàng hóa và không thanh toán được thì sao? Theo TS Nguyễn Văn Thuận, rủi ro này có thể xảy ra và chủ ví chỉ có thể phòng ngừa bằng cách chỉ nạp tiền vào ví tại thời điểm có nhu cầu thanh toán.

Theo quy định hiện hành, nhà phát hành ví điện tử phải mở tài khoản NH với số dư không thấp hơn tổng số tiền còn tồn trong tổng số ví điện tử tại cùng một thời điểm, phải có công cụ để NH Nhà nước kiểm tra, giám sát tổng số tiền của toàn bộ chủ ví và tổng số tiền gửi của nhà phát hành ví tại các NH thương mại đồng thời báo cáo NH Nhà nước định kỳ hằng quý, năm về số lượng và tổng số tiền còn tồn trong toàn bộ ví điện tử… Theo TS Nguyễn Văn Thuận, NH Nhà nước nên yêu cầu nhà phát hành ví điện tử báo cáo hằng ngày dòng tiền ra vào trong ví cũng như theo dõi số dư tài khoản của tổ chức này tại các NH thương mại mỗi ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết sẽ ghi nhận những nguy cơ rủi ro cho chủ ví và báo cáo Vụ Thanh toán NH Nhà nước để có biện pháp ngăn ngừa. 

Không dễ tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán

Số liệu mới nhất được NH Nhà nước công bố, hiện có tổng cộng 27 đơn vị, tổ chức không phải là NH thương mại được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó có nhiều đơn vị triển khai ví điện tử như Momo, Moca, Vimo, Payoo, Bảo Kim, Ngân Lượng…

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, để tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức đơn vị phải đáp ứng hàng loạt điều kiện và NH Nhà nước cấp phép. Nghị định 101 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt quy định rõ điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là các tổ chức không phải NH cần có cơ chế bảo đảm khả năng thanh toán, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bảo mật, có vốn điều lệ tối thiểu 50 tỉ đồng… Các NH thương mại, chi nhánh NH nước ngoài khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cũng chịu sự quản lý và kiểm tra giám sát của NH Nhà nước.

T.Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo