xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Đề nghị nhanh chóng gia tăng nguồn cung ứng hàng hoá, thực phẩm cho người dân

Thanh Nhân

(NLĐO)- Trước mắt, Phó Chủ tịch UBND Phan Thị Thắng đề nghị các doanh nghiệp, hệ thống phân phối tập trung tăng tốc sản xuất, kích hoạt ngay từ bây giờ phương án cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 và kết nối chuỗi cung ứng bị đứt gãy đối với các tỉnh, thành.

Chiều 12-11, UBND TP HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn TP trong đợt dịch lần thứ 4.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng cho biết TP đã trải qua 4 tháng gồng mình chống dịch, với nhiệm vụ bảo đảm cung ứng hàng hóa cho hơn 10 triệu dân - là một trong năm trụ cột quan trọng trong quá trình chống dịch. 

Trong thời gian đó, khó khăn chồng chất khó khăn, khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa của TP đứng trước những rủi ro đứt gãy và áp lực vô cùng lớn. Nhưng toàn thể chúng ta đã vượt qua, từng bước khắc phục khó khăn trong vận chuyển, sản xuất, trong điều kiện khan hiếm nguyên liệu đầu vào và đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, khó khăn nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách nghiêm ngặt.

TP HCM: Đề nghị nhanh chóng gia tăng nguồn cung ứng hàng hoá, thực phẩm cho người dân - Ảnh 1.

Chợ đầu mối Bình Điền đã mở lại 1 phần hoạt động để tăng nguồn cung thuỷ hải sản, thịt heo tươi sống cho người dân TP

"Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, mặc dù đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh nhưng TP phải thận trọng, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế trong điều kiện an toàn; các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh phù hợp để vận hành, thích ứng linh hoạt với bối cảnh dịch bệnh" - Phó Chủ tịch UBND TP đánh giá.

Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị các sở - ban - ngành TP, UBND các quận - huyện, TP Thủ Đức và các DN, hệ thống phân phối tiếp tục tính toán xây dựng các kịch bản ứng phó với từng cấp độ dịch bệnh để đưa vào điều tiết phù hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý nhà nước, tham mưu chính sách của các đơn vị; đồng thời khẩn trương xây dựng các kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 - 2025.

Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các quận - huyện và TP Thủ Đức trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống, chợ đầu mỗi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án "Phát triển hệ thống chợ đầu mối tại TP thích ứng với bối canh dịch bệnh Covid-19 và chuyển đổi số nền kinh tế" để từng bước thay đổi mô hình quản lý, đưa vào vận hành mô hình chợ đầu mối trên nền tảng chuyển đổi số, hạn chế phương thức tiếp xúc trực tiếp. Phối hợp các sở, ban ngành TP, UBND các quận - huyện và TP Thủ Đức đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa.

UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó để triển khai các giải pháp cung ứng hàng hóa cho người dân phù hợp với diễn biến của dịch bệnh. Nhanh chóng tổ chức hoạt động trở lại đối với các chợ truyền thống và chợ đầu mối còn lại trên địa bàn nhằm gia tăng nguồn cung ứng hàng hoá, lương thực thực phẩm cho người dân.

Cùng với đó, đề nghị các DN, hệ thống phân phối hàng hóa của TP  tiếp tục phát huy vai trò mắc xích quan trọng chuỗi cung ứng hàng hóa, chủ động nghiên cứu, tiếp cận các mô hình, xu hướng phát triển mới như chuyển đổi số để từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp, nâng cao khả năng khích ứng, chống chọi với mọi điều kiện, diễn biến của dịch bệnh.

Báo cáo của UBND TP cho thấy đến nay, hầu hết các hoạt động của hệ thống phân phối đã tổ chức hoạt động trở lại trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Tính đến ngày 10-11, có 167/234 chợ truyền thống, 2/3 chợ đầu mối (chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền), riêng chợ đầu mối Thủ Đức tiếp tục duy trì hoạt động của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tạm thời (dự kiến đến cuối tháng 11-2021); 237 siêu thị (106 siêu thị tổng hợp và 131 siêu thị chuyên ngành); 46 trung tâm thương mại và hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi. Lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường thành phố trung bình gần 7.400 tấn hàng hóa/ngày.

Hoạt động kinh doanh, dịch vụ bán lẻ trên địa bàn thành phố đảm bảo lưu thông, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa gây sốt giá. Tình hình mãi lực tại các hệ thống phân phối trong thời gian từ đầu tháng 10 đến nay tăng trung bình 20% - 25% so với thời điểm trong đợt dịch lần thứ 4. Tuy nhiên, sức mua đến nay đã có xu hướng giảm và dần đi vào ổn định, không còn hiện tượng thu gom, tích trữ hàng hóa.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo