xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiết kiệm năng lượng là giải pháp cấp bách

Bài và ảnh: Minh Chiến

Cần huy động mọi nguồn lực thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm

Nhu cầu điện thương phẩm cho các năm 2020, 2025, 2030 tương ứng là 235 tỉ KWh, 352 tỉ KWh và 506 tỉ KWh. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, từ nay đến năm 2030, năng lượng phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm. Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết như vậy tại Diễn đàn Năng lượng tổ chức ngày 21-8 ở TP Hà Nội.

Tiết giảm điện trong sản xuất

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong giai đoạn tới sẽ giảm so với trước đây nhưng nếu so sánh với các nước trên thế giới thì Việt Nam vẫn ở mức cao. Giai đoạn 2021-2025 được dự báo là 8,5%/năm và giai đoạn 2026-2030 là 7,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng này đặt ra thách thức rất lớn cho ngành năng lượng trong bối cảnh nhiều dự án đang chậm tiến độ, việc đầu tư mới còn nhiều vướng mắc. Các nguồn thủy điện quy mô lớn và trung bình hầu như đã được khai thác hết. Tiềm năng, trữ lượng dầu và khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn do giá thành còn cao thì việc thúc đẩy các hoạt động, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được ưu tiên, đẩy mạnh thực hiện ngay trong thời gian trước mắt.

Ông Vượng nhấn mạnh để đóng góp vào việc tiết kiệm năng lượng, sự chủ động của các doanh nghiệp (DN) trong những lĩnh vực công nghiệp là rất quan trọng. Giai đoạn 2011-2015, cả nước đã tiết kiệm từ 5%-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng, tương đương 11-17 triệu tấn dầu quy đổi. Đáng lưu ý, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiều năng lượng giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2015 như ngành thép giảm 8,09%, xi-măng giảm 6,33% và dệt sợi giảm 7,32%.

Tiết kiệm năng lượng là giải pháp cấp bách - Ảnh 1.

Tiết kiệm năng lượng là giải pháp cấp bách cần được ưu tiên

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương, cho rằng cần huy động mọi nguồn lực thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học - công nghệ, phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Để giúp DN quen với tiết kiệm năng lượng, đại diện Bộ Công Thương sẽ có những hỗ trợ kỹ thuật về kiểm toán năng lượng, đào tạo hướng dẫn cán bộ của DN.

Tính toán đến điện hạt nhân

Tham gia diễn đàn, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng khi các nguồn năng lượng truyền thống đã cạn kiệt, Việt Nam cần tính đến làm điện hạt nhân. Mặc dù năm 2016, Quốc hội đã dừng dự án điện hạt nhân nhưng cần phải chuẩn bị phương án để phát triển nguồn điện này.

Ông Nguyễn Quân đề xuất mời các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng vận hành phải là người Việt Nam; không để nước ngoài làm điện hạt nhân theo phương thức "chìa khóa trao tay" vì như vậy sẽ rất nguy hiểm đối với an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. "Đặc biệt là trong thời đại số, cá nhân, tổ chức có thể điều khiển nhà máy điện hạt nhân từ cách xa hàng ngàn cây số, thậm chí từ ngoài không gian" - ông Nguyễn Quân cho hay.

Ông Hoàng Quốc Vượng cho biết Ban Kinh tế Trung ương đang nghiên cứu để tham mưu với Đảng, Chính phủ có chính sách phù hợp sự phát triển năng lượng nói chung, trong đó có điện hạt nhân. Các chính sách nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu năng lượng đất nước và giải quyết nhiều vấn đề khác mà xã hội quan tâm. 

Chọn lọc đầu tư

Trong bối cảnh nhiều DN trong nước đang triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lưu ý cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến nhiều nhà đầu tư dịch chuyển sang Việt Nam, có thể kéo theo những công nghệ cũ, tiêu tốn năng lượng, gây áp lực lớn lên việc cung ứng điện. Ông Thiên kiến nghị cần có giải pháp chọn lọc đầu tư, công nghệ để bảo đảm nguồn năng lượng trong nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo