xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Thanh Nhân

TP HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL cùng xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và thúc đẩy đầu tư mang tính liên vùng để phát triển bền vững

Ngày 17-12, Diễn đàn Liên kết phát triển TP HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL 2021 (Mekong Connect 2021) chủ đề "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới" do Sở Công Thương TP HCM, Hội Doanh nghiệp (DN) Hàng Việt Nam chất lượng cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh TP Cần Thơ phối hợp tổ chức đã thảo luận và đưa ra những cam kết chung nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Thế mạnh nông nghiệp

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết với thuận lợi về vị trí địa lý, kết nối giao thông, TP HCM là nơi tập trung các nguồn lực phát triển, gồm cả nhân lực, vật lực tại chỗ và bên ngoài. Thành phố luôn xem các tỉnh, thành ĐBSCL là đối tác phát triển; luôn đánh giá cao sự liên kết với các tỉnh, thành khu vực này và luôn sẵn sàng hỗ trợ các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng - Ảnh 1.

Đại biểu tham quan gian hàng tại Mekong Connect 2021 diễn ra ngày 17-12 .Ảnh: HOÀNG TRIỀU

"Chúng ta có hạ tầng giao thông, nhân lực, chuỗi sản xuất - kinh doanh, kinh tế biển, kết nối du lịch - năng lượng - hàng không, hệ sinh thái khởi nghiệp, liên kết công nghiệp hỗ trợ… Đó là thế mạnh của vùng mà không dễ gì các nơi khác có. Đặc biệt, ở giai đoạn khó khăn nhất của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, sự liên kết này đã được phát huy chặt chẽ khi chúng ta chia sẻ trong phòng chống dịch, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế trong bối cảnh mới" - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chỉ rõ.

Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh diễn đàn là cơ hội để TP HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL liên kết chặt chẽ hơn, cùng đưa ra những ý tưởng để xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển mang tính liên vùng, đẩy mạnh thế mạnh nông nghiệp của vùng để hướng đến phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.

Dẫn câu hò ví dặm "rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu lòng nhau", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng câu chuyện phát triển kinh tế phải "sang trang" trong giai đoạn mới.

"Dịch thì dịch, việc chúng ta làm thì phải làm. Lo ổn định, phát triển kinh tế là việc của chúng ta, chúng ta phải lo. Sau đại dịch, nhiều ý kiến tranh cãi nên ưu tiên phát triển ngành nào, nhóm nào để phục hồi kinh tế. Bất luận thế nào thì nông nghiệp vẫn cần thiết cho mọi hoàn cảnh bởi có thực mới vực được đạo" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm và đề nghị các địa phương bỏ tư duy mạnh ai nấy làm, phát triển từng tỉnh, chuyển sang tư duy liên kết vùng, trong đó DN giữ vai trò quan trọng.

Thúc đẩy liên kết hiệu quả hơn

TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, chỉ ra thực tế các địa phương có xu thế cạnh tranh nhiều hơn hợp tác. Đặc biệt, chuỗi cung ứng đứt gãy trong đại dịch có nguyên nhân từ sự chia cắt của các địa phương khi quên mất việc cần phát triển kinh tế cả vùng bền vững. "Thông qua các hội nghị liên kết, các hội đồng vùng, các địa phương ĐBSCL đều ký kết hợp tác với nhau nhưng xong hội nghị thì "ai về nhà nấy", chưa có những hoạt động thực tiễn để thúc đẩy sự liên kết" - ông Tự Anh thẳng thắn.

Ông Vũ Thành Tự Anh đánh giá Mekong Connect 2021 là một trong những nỗ lực nhằm tạo ra nhận thức, tiếng nói chung để vận động chính sách cho ĐBSCL; giúp biến những gì Chính phủ, bộ - ngành hứa làm cho khu vực này thành những khoản đầu tư cụ thể, không chỉ nằm trên giấy. Muốn thực hiện hiệu quả, ĐBSCL phải tạo ra lợi ích của liên kết làm cơ sở cho Chính phủ đầu tư vào khu vực. Cụ thể, cần đẩy mạnh liên kết thị trường với xương sống là mối liên kết giữa các DN bên cạnh việc hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu chung để kết nối dữ liệu các địa phương.

Theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, TP HCM là kết tinh của vùng chung quanh thành phố, nói đến phát triển thành phố mà không nói đến phát triển vùng, không tính đến mối quan hệ hữu cơ với vùng Đông - Tây Nam Bộ là không đúng. Ngược lại, 2 vùng Đông - Tây Nam Bộ muốn phát triển mà không có hạt nhân là TP HCM thì mất đi động lực, tinh hoa. "Để cả khu vực cùng phát triển, việc phát triển hạ tầng cho ĐBSCL là yêu cầu bức thiết. Dịch Covid-19 càng cho thấy logistics có vai trò đặc biệt quan trọng. Yêu cầu đặt ra là chống dịch nhưng phải bảo đảm logistics giữa các địa phương" - ông Dưỡng nêu quan điểm.

Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), gợi ý trong liên kết vùng, đổi mới sáng tạo có thể là giải pháp để huy động tối đa nguồn lực. Vùng ĐBSCL trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp phát triển thị trường KH-CN.

Ví dụ, ưu tiên đầu tư ngân sách để hình thành sàn giao dịch thiết bị và công nghệ, hạt nhân là sàn giao dịch thiết bị và công nghệ TP Cần Thơ và TP HCM; hình thành, phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH-CN khu vực trên cơ sở kết nối các sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức dịch vụ KH-CN tại các viện, trường đại học, DN với các trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ; thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, công nghệ tiên tiến, sạch; hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ giới hóa, chế biến sâu trong nông nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển của vùng trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tăng...

TP HCM muốn là thành viên chính thức của Mekong Connect

Qua 4 phiên thảo luận chính, diễn đàn đã thống nhất các nội dung hành động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Chính quyền TP HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL thống nhất sẽ triển khai những giải pháp và hành động cụ thể. UBND TP HCM sẽ phân công các sở, ngành phối hợp các tỉnh, thành thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp triển khai các giải pháp để việc liên kết phát triển lên mức cao hơn.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết thành phố mong muốn trở thành thành viên chính thức của Mekong Connect từ năm 2022. Thành phố cam kết đồng hành, hỗ trợ các tỉnh, thành ĐBSCL phát huy mạng lưới y tế cơ sở trong phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN; hợp tác thúc đẩy phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hóa giữa TP HCM và ĐBSCL; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp và cùng thúc đẩy liên kết phát triển trong điều kiện bình thường mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo