xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển

THÁI PHƯƠNG

Thu hút có chọn lọc vốn FDI, hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế và đưa doanh nghiệp trong nước kết nối vào mạng lưới cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu nên trở thành chính sách ưu tiên quan trọng

Đây là đề xuất của TS Vũ Thành Tự Anh - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - tại hội thảo tham vấn về dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 10 năm 2021-2030, chủ đề "Quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược và định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước trong thời kỳ chiến lược 2021-2030".

Bãi bỏ rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh

Hội thảo do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức vào ngày 5-11 ở TP HCM, nhằm phục vụ việc hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

TS Nguyễn Bá Ân, thành viên thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban KT-XH Đại hội XIII của Đảng, cho biết quan điểm chỉ đạo về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, DN ngoài nhà nước đến năm 2030 là phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và loại hình DN. Phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

"Nhà nước sẽ cải cách quyết liệt, hiệu quả thủ tục hành chính; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân" - TS Nguyễn Bá Ân nói.

Theo ThS Vũ Tuấn Anh, chuyên gia tư vấn độc lập, Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030, trong đó khu vực kinh tế tư nhân được quan tâm rất lớn. Thời gian qua, kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP với tỉ lệ khoảng 40%-45% trong giai đoạn 2005-2018, cao hơn mức độ đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đặc biệt, trong 5 năm qua, làn sóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang mang lại nguồn động lực lớn cho kinh tế tư nhân.

Hiện khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp trên 2/3 GDP, khoảng 2/3 tổng đầu tư, hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 90% công ăn việc làm trong khu vực chính thức. Dù vậy, khu vực DN tư nhân trong nước lại chưa phát triển tương xứng khi khoảng 700.000 DN hiện chỉ đóng góp chưa tới 10% GDP của Việt Nam.

Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh 1.

Sản xuất bao bì vải tại Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai. Ảnh: TẤN THẠNH

Cần chấm dứt cứu trợ các dự án thua lỗ kéo dài

TS Vũ Thành Tự Anh phân tích sức chống chịu của DN tư nhân trong nước đối với các cú sốc từ bên ngoài rất hạn chế, thể hiện rõ nét qua đại dịch Covid-19. Đây là hệ quả tất yếu của việc các DN này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Năng lực cạnh tranh - khả năng kết nối của các DN tư nhân trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu - rất hạn chế. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê năm 2019 cho thấy chỉ 15% DN tư nhân là nhà cung ứng cho DN FDI tại Việt Nam, 8,4% có khả năng xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài và khoảng 7,4% có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua việc bán hàng cho bên thứ ba…

"Ngay cả khi DN nội địa kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu, mức độ nội địa hóa cũng rất thấp. Những thách thức đối với DN tư nhân có thể kể đến như việc chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, nhất là đất đai, tín dụng và cơ hội kinh doanh; thiếu các thể chế hỗ trợ thị trường hoặc nếu có cũng hoạt động chưa hiệu quả…" - TS Vũ Thành Tự Anh dẫn chứng.

Để thúc đẩy khu vực tư nhân, đặc biệt là DN tư nhân trong nước, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, các chuyên gia đề xuất cần có cái nhìn tổng thể cho toàn bộ khu vực DN, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng trong bối cảnh chưa thể thu nhỏ một cách quyết liệt khu vực DN nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty, Chính phủ cần cải cách hệ thống quản trị của các DN này. Điều này sẽ đưa các DN nhà nước vào môi trường cạnh tranh và chấm dứt cứu trợ những DN hay dự án thua lỗ nặng nề kéo dài.

"Đối với khu vực FDI, thu hút có chọn lọc, hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế và có giải pháp để DN nội địa kết nối vào mạng lưới cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu. Đây phải trở thành một chính sách ưu tiên quan trọng của Chính phủ trong giai đoạn tới nhằm đưa khu vực DN tư nhân trong nước đóng vai trò then chốt của nền kinh tế" - TS Vũ Thành Tự Anh nói.

Theo ThS Vũ Tuấn Anh, trong 4-5 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thời gian tới, các hoạt động này cần triển khai mạnh mẽ hướng tới DN tư nhân. Cụ thể là kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái kinh tế tư nhân; có chính sách hỗ trợ tái khởi nghiệp giúp DN tư nhân tái cấu trúc, định dạng lại mô hình kinh doanh.

Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh 2.
Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh 3.
Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh 4.
Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh 5.
Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh 6.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo