xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thờ ơ với hàng rào kỹ thuật

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Nông sản Việt xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn khi các nước nhập khẩu dựng lên hàng loạt hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, trong khi đó từ người sản xuất đến doanh nghiệp chế biến trong nước lại ít quan tâm đến việc cải thiện chất lượng để "vượt rào"

Để vượt qua hàng rào kỹ thuật, cả chuỗi sản xuất phải chuẩn bị lâu dài và đồng bộ, nếu không sẽ phải mất thị trường dù rào cản thương mại được dỡ bỏ, thuế suất nhập khẩu rất thấp, thậm chí bằng 0%. Thời gian qua, nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu dựa vào số lượng, hàng có sao bán vậy, cạnh tranh giá thấp.

Nước đến chân vẫn chưa nhảy

Ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T (đơn vị chuyên xuất khẩu trái cây tươi sang các nước), cho biết những năm qua, trái cây xuất sang Mỹ tăng trưởng rất tốt. Nhưng gần đây, theo Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ (FSMA), việc quản lý an toàn thực phẩm đã bị siết chặt.

"Nhà nhập khẩu của chúng tôi tại Mỹ vừa gửi danh sách khoảng 30 lô hàng của Việt Nam, từ tháng 10-2015 đến tháng 1-2017 bị Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để tránh bị phạt, tịch thu tiêu hủy hàng hóa, nhà nhập khẩu đưa ra các điều khoản khắt khe hơn với nhà xuất khẩu như chúng tôi. Một số doanh nghiệp (DN) trong nước hiện không dám bán hàng qua Mỹ do lo ngại rủi ro" - ông Tùng nói.

Thờ ơ với hàng rào kỹ thuật - Ảnh 1.

Nông sản Việt xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn bởi hàng rào kỹ thuật của các nước

Theo ông Tùng, vấn đề là trong các chất bị phát hiện có carbendazim. Đây là chất diệt nấm mà Mỹ đã cấm nhưng Việt Nam vẫn cho sử dụng đến tháng 3-2019. Điều này khiến DN khó khăn trong việc quản lý cũng như mở rộng vùng nguyên liệu để bảo đảm được chất lượng và sản lượng xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.

"Mỹ là thị trường quan trọng của Việt Nam. Họ đã cấm chất carbendazim do xác định độc hại thì Việt Nam cũng nên mạnh dạn cấm và tổ chức thu hồi, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm đã nhập khẩu, lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, cơ quan quản lý lại cho sử dụng nhằm "giúp" DN kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không bị thiệt hại nhưng đẩy khó cho nông dân, DN chế biến, nhà xuất khẩu và cả người tiêu dùng" - ông Tùng bức xúc.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thói quen của nhà nông là khi vườn cây ăn trái bị sâu bệnh tấn công thì đến đại lý mua thuốc bảo vệ thực vật về trị. Một bệnh có thể được trị bằng nhiều hoạt chất khác nhau nhưng thông thường đại lý bán cho người trồng sản phẩm có lãi nhất và thường là có chất cấm. Vì thế, nếu không chặn từ gốc thuốc bảo vệ thực vật có chất cấm mà chỉ khuyến cáo người dân không sử dụng thì nông sản không thể vượt qua được hàng rào kỹ thuật của các nước.

Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Long Sơn, cho rằng Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ đang tác động trực tiếp đến hạt điều xuất khẩu của Việt Nam, nhiều nhà nhập khẩu của họ đã từ chối nguồn cung từ những nhà máy có rủi ro về an toàn thực phẩm. Theo ông, DN hiện rất khó kiểm soát các chỉ tiêu về hóa chất do tác động từ môi trường bên ngoài. Vừa qua, công ty của ông tìm kiếm vùng nguyên liệu để chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, phục vụ thị trường cao cấp nhưng người dân không mặn mà tham gia. Lý do là dù được công ty bao tiêu sản phẩm nhưng nhiều nông dân lo ngại về giá, sợ mất mùa do bị sâu bệnh nhưng không được dùng thuốc bảo vệ thực vật theo cam kết. Do đó, công ty phải chuyển hướng sang Campuchia tìm mua điều hữu cơ.

Khó nâng cao chất lượng

Khâu nuôi trồng để cung cấp nguyên liệu nông sản xuất khẩu phần lớn dựa vào nông dân, quy mô hộ gia đình và canh tác theo kinh nghiệm nhiều hơn là ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thế nhưng, việc thay đổi thực trạng này hiện gặp nhiều khó khăn. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, khi giám sát vùng đệm (xung quanh khu vực có bán kính 1 km) cho cơ sở sản xuất nông sản an toàn dịch bệnh của Công ty Việt Úc, nhiều hộ nuôi tôm bên ngoài công ty không cho đoàn mua mẫu để xét nghiệm chất cấm vì sợ… xui. Bên cạnh đó, công tác xét nghiệm, giám sát để phát hiện sớm mầm bệnh, xử lý kịp thời sẽ có hiệu quả nhưng người dân chưa ý thức thực hiện.

Yêu cầu tôm không có mầm bệnh (đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính…) được các nước nhập khẩu đưa ra với danh nghĩa bảo vệ sản xuất trong nước khỏi dịch bệnh từ các nguồn bên ngoài và được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép nên các nước sản xuất phải tuân thủ.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Úc, nhìn nhận việc chuyển đổi sang hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp là sống còn với nông sản Việt nhưng rất khó thực hiện. Nguyên nhân là do hiện trạng ngành tôm có xuất phát điểm thấp. Vì thế, khi đổi hướng sản xuất cần có những DN đầu đàn ứng dụng công nghệ cao, có giải pháp phù hợp mới lan tỏa dần ra các hộ nông dân, chứ không thể làm đồng loạt.

Cả nước mới có Công ty Việt Úc và Công ty Huy Long An xúc tiến xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho tôm xuất khẩu, trong khi Việt Nam có đến 6 thị trường nhập khẩu mặt hàng này gồm: Úc, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Trung Quốc, Brazil, Mexico đã đưa ra yêu cầu tôm loại chưa nấu chín phải sạch mầm bệnh. Những thị trường này chiếm hơn 25% tỉ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam, tương đương 800 triệu USD/năm.

Tôm không có mầm bệnh là yêu cầu cực khó trong thời điểm hiện nay. Do chưa có quy hoạch đồng bộ, đường cấp và thải nước dùng chung nên một hộ nuôi tôm bị dịch bệnh, mầm bệnh rất dễ phát tán ra xung quanh.

Đùn đẩy trách nhiệm

Cục Thú y nhận xét các DN xuất khẩu tôm rất thờ ơ trong việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch bệnh mà chỉ chờ "ai đó" làm ra tôm sạch bệnh mới đến mua. Trong khi đó, đại diện các DN xuất khẩu tôm lại cho rằng không thể làm việc này vì họ không có vùng nguyên liệu.

"Dịch bệnh thuộc khâu nuôi, ngành thú y và người nuôi phải lo chống dịch, DN xuất khẩu lo chế biến, tìm thị trường. Nếu trong nước không có tôm sạch bệnh, DN có thể nhập khẩu hoặc chuyển sang mặt hàng khác" - đại diện một DN chế biến tôm xuất khẩu giải thích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo