xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thị trường Mỹ ngày càng hấp dẫn

THÁI PHƯƠNG

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Mỹ không chỉ tăng lên 72 tỉ USD vào năm 2020 như dự kiến mà có thể cao hơn nếu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương sớm được ký kết

Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ, Tổng thống Barack Obama cho biết đang cố gắng hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Việt Nam là một trong các nước tham gia đàm phán. Thông tin này đang được cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt đón chờ.

Thị trường sòng phẳng, minh bạch

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Garmex Sài Gòn, kể: Thời điểm giàn khoan của Trung Quốc kéo vào biển Đông, các DN Mỹ là đối tác của Garmex đã chủ động gặp DN để nắm tình hình. “Họ nói nếu việc cung ứng nguyên phụ liệu từ phía Trung Quốc gặp trục trặc hoặc chậm trễ, chi phí đầu vào bị đội lên, họ sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận. Chúng tôi thật sự bất ngờ vì cách ứng xử của họ. Làm việc với khách hàng Mỹ nhiều năm, tôi thấy họ rất sòng phẳng, rõ ràng và minh bạch” - ông Hùng bộc bạch.

Mỹ đang là thị trường nhập khẩu nhiều đồ gỗ của Việt Nam Ảnh: Tấn Thạnh
Mỹ đang là thị trường nhập khẩu nhiều đồ gỗ của Việt Nam Ảnh: Tấn Thạnh

Với nhiều DN xuất khẩu, Mỹ là thị trường trọng điểm và càng quan trọng hơn trong bối cảnh “sức nóng” từ TPP ngày càng lớn, trong khi các thị trường truyền thống như EU, Nhật đang bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế.

Ông Lê Quang Hùng nhớ lại: Ngày 10-12-2001, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) chính thức có hiệu lực thì lô hàng dệt may xuất khẩu của Garmex chuẩn bị cập cảng ở Mỹ. Xuất lô hàng qua Mỹ trước khi BTA có hiệu lực thời điểm đó được xem là liều lĩnh bởi khi đó Garmex vẫn là DN nhà nước.

“Garmex là một trong những DN xuất khẩu được hải quan Mỹ “ưu ái”, lập đoàn cán bộ qua tận Việt Nam kiểm tra xem việc sản xuất, nhà máy có thật không? Họ nghi ngờ có thể mình lấy hàng từ Trung Quốc hoặc một nước khác, gắn mác Việt rồi xuất khẩu để hưởng ưu đãi thuế. Bởi vậy, làm ăn với đối tác Mỹ, DN rất yên tâm” - ông Hùng nói.

Cũng là một thương hiệu dệt may có thị trường nội địa và xuất khẩu, ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Dệt may quốc tế Thắng Lợi, cho biết từ những năm 2000, Thắng Lợi đã xuất khẩu qua Mỹ và đến nay thị trường này chiếm khoảng 50% kim ngạch của công ty. “Mỹ là thị trường truyền thống và các nhà nhập khẩu thường đặt số lượng lớn. Khi TPP được ký kết, cơ hội cho ngành dệt may và DN Việt sẽ lớn hơn” - ông Hòa nói.

Cửa đang rộng mở

Ông Đặng Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Chế biến gỗ xuất khẩu TP HCM (Hawa), Giám đốc Công ty Gỗ Kim Bôi - cho biết Mỹ luôn là thị trường hàng đầu về nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Gần đây, giá sản phẩm ở Trung Quốc ngày càng cao do chi phí nhân công tăng càng tạo thêm lợi thế cho hàng Việt.

“Mới đây, một số đối tác từ Mỹ nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam rồi… bán ngược sang Trung Quốc. Khi DN Trung Quốc thấy xuất xứ “made in Vietnam” đã trực tiếp qua tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác, cho thấy tiềm năng và cơ hội của ngành đồ gỗ trong nước là rất lớn” - ông Hùng nhận định.

Bản thân Kim Bôi đã có 9 năm xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua Mỹ. Do đặc thù là bán các mặt hàng làm từ trái dừa khô nên Kim Bôi có nhóm khách hàng riêng ở miền Nam nước Mỹ, chuyên phục vụ cho mùa lễ hội với yêu cầu không quá khắt khe.

“Tuy nhiên, nếu chỉ làm đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa khô thì phân khúc nhỏ quá, chúng tôi đang định hướng thêm một số mặt hàng khác như mây tre đan, lục bình, sản phẩm bằng dây nhựa để đón đầu TPP” - ông chủ Kim Bôi cho biết.

Ngay các mặt hàng nông sản, thị trường Mỹ cũng rất rộng mở. Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu N.P.T, cho biết trước khi mật ong được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong nước thì nhiều DN đã xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có Mỹ. Dù chỉ thâm nhập thị trường Mỹ khoảng 5 năm nay nhưng nếu tính thời điểm tốt nhất là năm 2013, Công ty N.P.T đã xuất gần 500 tấn mật ong sang đấy.

“Nhu cầu sử dụng mật ong ở Mỹ rất lớn, mật ong Việt Nam xuất sang thị trường này có thể tăng sản lượng lên gấp 3-4 lần trong thời gian tới” - ông Vũ cho biết.

Đứng đầu khối ASEAN

Theo Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham), tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Mỹ trong năm 2014 tăng trưởng 20%, đạt 36,3 tỉ USD. Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Thái Lan, trở thành nhà xuất khẩu đứng đầu trong khối ASEAN vào Mỹ, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Mỹ.

 

Tiêu chuẩn khắt khe

Theo ông Đặng Quốc Hùng, với những DN có ý định xuất hàng qua Mỹ cần lưu ý đến các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật vì thị trường này đòi hỏi khá cao. “Cách đây vài năm, Kim Bôi xuất lô hàng bao tay và ly nhựa sang Mỹ nhưng bị trả về vì bao tay bằng vải bị đánh thuế cao mà mình không tìm hiểu kỹ. Với ly nhựa, hàng cập cảng rồi cũng phải mất thời gian nhờ hiệp hội xác nhận thông tin về tiêu chuẩn, phía Mỹ mới cho nhập” - ông Hùng chia sẻ.

Với mặt hàng mật ong, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh cần tìm hiểu những chỉ tiêu mà nước nhập khẩu đưa ra để hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi. Đồng thời, cơ quan quản lý cần làm đầu mối trong việc liên kết giữa DN thu mua và nông dân, tránh tình trạng “được mùa, ép giá”; chất lượng thả nổi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo